Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”
(VNF) - Doanh nghiệp ngành bia cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cần một phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu ngân sách, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường kinh doanh, phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững.
Tăng thuế TTĐB có thể làm suy giảm GDP
Sau 16 năm thực hiện với 4 lần sửa đổi, bổ sung, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tăng thu Ngân sách Nhà nước.
Ngày 8/6/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Theo đó, Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Với lần sửa đổi này, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính xây dựng đang hướng tới điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia (mức thuế hiện nay là 65%) với 2 phương án được đề xuất: Phương án 1, tăng thuế từ năm 2026, tăng theo từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia là 90%.
Phương án 2, tăng thuế từ năm 2026 với mức tăng 15%, sau đó từ năm 2027 tăng từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia là 100%.
Ngoài 2 phương án trên, tháng 7/2024, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát (VBA) đã có văn bản gửi lên Bộ Tài chính, đề xuất lùi thời hạn tăng thuế tới năm 2027, đồng thời tăng thuế ở mức 5% với lộ trình 2 năm 1 lần, đến 80% vào năm 2031 để phù hợp với bối cảnh kinh tế, các chuyên gia gọi đây là phương án 3.
Đánh giá về tác động 3 phương án đánh thuế trên, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng, cả 3 phương án này đều làm giảm giá trị tăng thêm (VA) của ngành bia.
Cụ thể, nếu mức tăng trưởng VA của ngành bia tương đương mức tăng trưởng GDP theo kịch bản 6,5% thì phương án 1 sẽ làm giảm 44.359 tỷ đồng, tương đương 9,4%; phương án 2 sẽ làm giảm 61.899 tỷ đồng, tương đương 13,12%; phương án 3 sẽ giảm 38.329 tỷ đồng, tương đương 6,5%.
Cũng theo bà Thảo, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia sẽ tác động đến tăng trưởng GDP. Theo đó, so với kịch bản tăng trưởng mục tiêu 6,5% trong điều kiện bình thường, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia theo các phương án sẽ cho kết quả như: Phương án 1, GDP sẽ giảm 14.276 tỷ đồng, tương đương 0,0354%; phương án 2 sẽ giảm 32.525,9 tỷ đồng, tương đương giảm 0,08%; phương án 3 sẽ giảm 8.590 tỷ đồng, tương đương 0,0172%.
Thêm vào đó, vị chuyên gia này cho biết, ngành bia nằm trong chuỗi liên kết với khoảng 21 ngành, nghề và hàng triệu lao động. Do đó, khi bia bị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, dự báo cả chuỗi sẽ bị sụt giảm tổng giá trị tăng thêm lần lượt là 10.169 tỷ, 13.546 tỷ và 6.577 tỷ đồng.
Đặc biệt, người lao động cũng chịu ảnh hưởng đáng kể khi tăng thuế TTĐB đối với bia. Cụ thể, với phương án 1, thu nhập người lao động giảm 2.468 tỷ đồng; phương án 2 giảm 4.585 tỷ đồng và phương án 3 là 2.215 tỷ đồng.
“Thuế gián thu có thể tăng trong ngắn hạn, nhưng thuế trực thu lại giảm. Hơn nữa, việc tăng thuế ảnh hưởng gián tiếp đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Hệ quả là làm suy giảm GDP của nền kinh tế”, bà Thảo nhấn mạnh.
Cần phương án hài hòa, tránh cú sốc kép
Tuy nhiều ý kiến cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số ngành hàng, trong đó có ngành bia là cần thiết nhưng trước những tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia đến nền kinh tế và thu nhập của người lao động nêu trên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia cần một phương án hài hòa để đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách mà vẫn bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam và Tổng cục Thống kê đề xuất cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án 3.
Lý do là bởi, phương án 3 giúp đạt được sự hài hòa hơn về các mục tiêu, ảnh hưởng tới nền kinh tế ít nhất (giảm GDP khoảng 7.000 tỷ đồng), ít gây tổn thương tới người lao động hơn. Từ đó, hướng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong thời gian này, tránh tạo ra những cú "sốc kép".
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của HEINEKEN Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất bị tăng lên, tiêu dùng giảm… khiến doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn. Do đó, việc sửa đổi thuế TTĐB cần phải được xem xét toàn diện,thấu đáo.
“Trong các phương án Bộ Tài chính đề xuất đều gây tác động tới nền kinh tế, phương án 2 tác động mạnh nhất. Vì vậy, cần có một phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu ngân sách, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường kinh doanh, phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững”, bà Ánh nói.
Dưới góc nhìn của mình, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) cho rằng, trước khi ban hành một chính sách mới, cơ quan soạn thảo cần tham vấn thêm các bên liên quan nếu còn ý kiến trái chiều.
“Đa số ý kiến đều thống nhất là cần điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, phải xác định mức độ và lộ trình phù hợp. Cùng với đó, là làm rõ mục tiêu của việc điều chỉnh là gì, tác động đến kinh tế - xã hội ra sao. Nếu còn ý kiến trái chiều, cơ quan soạn thảo nên tham vấn thêm nhiều ý kiến, đặc biệt là từ các kênh thông tin, truyền thông”, ông Long cho hay.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cho rằng, khi ban hành các quy định về rượu, bia, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần đáp ứng 3 yêu cầu. Đó là giảm tiêu dùng, tăng nguồn thu ngân sách và đảm bảo công bằng, hài hòa trong việc đóng thuế, cũng như thúc đẩy sản xuất trong nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Miễn cho máy điều hòa, đánh vào mỹ phẩm?
- Đánh thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng mã, túi nilông, thuốc diệt cỏ? 22/11/2024 12:30
- Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 18/06/2024 03:13
- Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia lên tới 100% 13/06/2024 07:07
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'
(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.
Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'
(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
Ngắm cung đường ven biển 115km tuyệt đẹp ở miền Trung
(VNF) - Tuyến đường ven biển dài hơn 115km qua tỉnh Bình Định đang dần hình thành với nhiều đoạn đã đưa vào khai thác, không chỉ tạo nên trục kết nối giao thông liên vùng giữa Quảng Ngãi và Phú Yên, mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế - du lịch cho khu vực.