Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo thông tin từ Cục quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), năm 2018, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 384.176 tỷ đồng, tăng 21,05% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng lên đến 319.610 tỷ đồng, tăng 29,53% so với cùng kỳ năm 2017.
Đáng chú ý, tổng doanh thu từ phí bảo hiểm năm 2018 ước đạt 133.654 tỷ đồng, tăng 23,97% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.694 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 87.960 tỷ đồng.
Được biết đây là năm thứ 5 thị trường bảo hiểm đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 20%, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Năm 2018, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 241.225 tỷ đồng (tăng 27,75% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 21.642 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 219.583 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu năm qua ước đạt 76.531 tỷ đồng (tăng 17,24% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 26.280 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 50.251 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2018, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 36.415 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.765 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 18.650 tỷ đồng.
Tính riêng hoạt động môi giới bảo hiểm, năm 2018, tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 9.654 tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm trước), trong đó môi giới bảo hiểm gốc ước đạt 5.077 tỷ đồng (tăng 12,7% so với năm trước), môi giới tái bảo hiểm ước đạt 4.577 tỷ đồng (giảm 11,1% so với năm 2017).
Báo cáo của Cục quản lý giám sát bảo hiểm cũng cho hay tính đến thời điểm hiện tại, thị trường bảo hiểm hiện có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó, có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Về công tác phát triển thị trường, theo báo cáo của Cục quản lý giám sát bảo hiểm, năm 2018, cơ quan này đã thẩm định trình Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 1 doanh nghiệp bảo hiểm và đang thẩm định 2 hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập công ty môi giới bảo hiểm.
Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm, trong năm 2019, Cục quản lý giám sát bảo hiểm cho biết sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tiếp tục hoàn thiện đề án sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm với mục tiêu minh bạch, an toàn, hiệu quả để phù hợp với điều kiện, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các chuẩn mực quốc tế;
Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm; thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm…
Theo đó, cơ quan này kỳ vọng thị trường bảo hiểm trong năm 2019 sẽ tiếp tục đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm ước tăng trên 20,37% so với năm 2018, từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.