Dự án tuyến metro số 2 Hà Nội… đứng hình, đội vốn

Anh Minh - 16/10/2020 09:33 (GMT+7)

Được phê duyệt từ năm 2008, nhưng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vẫn chưa thể bắt tay thi công trên thực địa.

VNF
Phối cảnh một cửa lên của nhà ga C9 tuyến metro số 2 Hà Nội trên đường Đinh Tiên Hoàng.

Ít chuyển động

Có rất ít chuyển động trên thực địa tại dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (dự án metro số 2) nếu chiểu theo báo cáo mới nhất về tình hình triển khai dự án vừa được UBND TP. Hà Nội gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để tổng hợp gửi Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.

Cụ thể, tính đến tháng 9/2020, công việc trên thực địa duy nhất được tiến hành tại dự án metro số 2 mới chỉ là việc giải phóng mặt bằng tại 3 khu vực. Tại khu vực Depot của dự án có tổng diện tích thu hồi là 17,58 ha, UBND TP. Hà Nội cho biết, chủ dự án đã giải phóng mặt bằng được 100% diện tích đất nông nghiệp, đất cơ quan, đất quốc phòng; phần đất ở đang thực hiện các thủ tục kiểm đếm, lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đối với phần tuyến và ga trên cao dài khoảng 2,6km, chủ đầu tư công trình là Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã giải phóng mặt bằng được khoảng 82% diện tích. Đối với phần diện tích ga ngầm (7 ga), chủ dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng được khoảng 79% diện tích.

Liên quan đến công tác thiết kế và tổ chức lựa chọn nhà thầu cho 6 gói thầu chính của dự án, UBND TP. Hà Nội xác nhận, chủ đầu tư mới chỉ hoàn thành báo cáo rà soát bổ cập thiết kế cơ sở, dự án điều chỉnh, hồ sơ mời thầu các gói thầu. Các gói thầu còn lại đã hoàn thành công tác sơ tuyển lựa chọn danh sách ngắn trong giai đoạn 2013-2015.

“Về cơ bản, chủ đầu tư mới chỉ triển khai được một số gói thầu tư vấn và giải phóng mặt bằng sử dụng nguồn vốn đối ứng”, báo cáo số 4873/UBND- ĐT do ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ký nêu rõ.

Việc chưa triển khai các gói thầu xây lắp đã khiến khối lượng giải ngân tại dự án metro số 2 là không đáng kể. Tính từ khi dự án metro số 2 được phê duyệt vào năm 2008 đến nay, mới chỉ có 955,853 tỷ đồng được giải ngân, gồm 336,399 tỷ đồng vốn đối ứng và 619,454 tỷ đồng vốn vay ODA, trong đó chi phí dịch vụ tư vấn chung là 592,141 tỷ đồng, lãi phí 27,313 tỷ đồng.

Điều đáng nói, những số liệu cơ bản phản ánh “sự vận động” của dự án metro số 2 không có nhiều khác biệt so với thông tin được nêu trong Công văn số 4732/UBND- KTĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 10/2019 để hoàn thiện dự thảo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình triển khai dự án.

Đây là một kết quả rất thất vọng, bởi công trình đường sắt đô thị có chiều dài 11,5 km, trong đó phần lớn đi ngầm qua 6 quận là Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng được UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án từ năm 2008, với sự sẵn sàng hỗ trợ vốn từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Đội vốn

Không chỉ chậm trễ trong việc triển khai thi công trên thực địa, nhiều công tác nội nghiệp, trong đó có việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án vẫn chưa được UBND TP. Hà Nội xử lý dứt điểm.

Được biết, ngay từ đầu năm 2012, UBND TP. Hà Nội đã khiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án. Vào năm 2018, Hà Nội đưa ra tổng mức đầu tư mới là 35.678 tỷ đồng, thay vì 19.555 tỷ đồng được phê duyệt hồi năm 2008.

Ngoài việc bị đội vốn cho yếu tố trượt giá, có khá nhiều lý do được chủ dự án đưa ra cho việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, trong đó đáng kể nhất là thay đổi liên quan đến thiết kế cơ sở.

Cụ thể, UBND TP. Hà Nội muốn thay đổi về tốc độ chạy tàu thiết kế từ 110 km/h thành 120 km/h; thay đổi tải trọng trục từ 14 tấn/trục lên 16 tấn/trục để đảm bảo an toàn kết cấu của công trình và phù hợp với sự thay đổi về công nghệ thực tế hiện nay; thay đổi thiết kế ga ngầm từ ga 2 tầng sang ga 3 tầng để cung cấp không gian lắp đặt cho các hệ thống thiết bị nhà ga, hạn chế diện tích đào hở, phù hợp với điều kiện trong đô thị Hà Nội chật hẹp; bổ sung các công trình phụ trợ nhà ga (tháp thông gió, làm mát do thiết kế cơ sở năm 2008 còn thiếu).

Đối với tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt năm 2008 là 19.555 tỷ đồng, gồm vốn đối ứng 3.079 tỷ đồng, vốn vay ODA Nhật Bản 16.485 tỷ đồng, UBND TP. Hà Nội đề xuất áp dụng cơ chế tài chính chung đối với các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam, trong đó ngân sách trung ương cấp phát phần vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định theo Luật Đường sắt Việt Nam năm 2005 và chi khác (tư vấn…); TP. Hà Nội vay lại để chi cho các hạng mục liên quan đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải.

Phần vốn vay ODA tăng thêm sau khi điều chỉnh (14.087 tỷ đồng), UBND TP. Hà Nội thực hiện vay lại toàn bộ phần vốn vay ODA tăng thêm của dự án.

Do phải tiến hành việc điều chỉnh dự án, nên dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến metro số 2 cũng được lùi đến tận năm 2027, thay vì năm 2015.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, tháng 5/2020, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xin phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và đã nhận được ý kiến trả lời của cả hai bộ. “Hiện UBND TP. Hà Nội đang tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở phê duyệt điều chỉnh dự án, tạo tiền đề để triển khai các bước tiếp theo”, lãnh đạo TP. Hà Nội thông tin.

Quy mô ban đầu của dự án metro số 2 Hà Nội

Xây dựng tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 11,5km (trong đó đoạn đi ngầm dài 8,9km; đoạn đi trên cao dài 2,6km).

Công trình bao gồm 10 ga với 3 ga trên cao và 7 ga ngầm.

Cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động...

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

(VNF) - Phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin chỉ trích đòn thuế quan mới mà Mỹ áp lên 18 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

(VNF) - Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - sông Nghèn (thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) rộng hơn 14 ha, tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng bị bỏ hoang thành khu du lịch “ma” suốt 8 năm.

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.