Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Như VietnamFinance đã thông tin, tại báo cáo về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất chọn phương án không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp lần này.
Phiên thảo luận về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sáng 21/5 đã củng cố thêm cho đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đa số đại biểu cho rằng không nên đưa hộ kinh doanh vào luật.
Theo đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc), việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hộ kinh doanh là cần thiết, tuy nhiên việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật là vấn đề lớn, bởi đối tượng điều chỉnh có số lượng hộ kinh doanh nhiều gấp 5 đến 6 lần số lượng doanh nghiệp. Mặt khác, về bản chất hoạt động, cách thức và quy mô của hộ kinh doanh rất khác so với doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng không nên đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Bởi so với các chủ thể khác của luật thì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh hạn chế, hoạt động trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh nhỏ bé.
“Việc luật hóa hộ kinh doanh chưa rõ sẽ quản lý theo phương thức nào có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hàng triệu hộ kinh doanh hiện tại”, ông Tiến nói và tán thành với đề xuất xem xét ban hành luật riêng về hộ kinh doanh.
Cùng chung quan điểm với đại biểu Tiến, đại biểu Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) cho hay hiện cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó trên 3,5 triệu hộ được cấp mã số thuế, trên 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ, ước tính tổng tài sản 655.000 tỷ đồng, nộp 12.362 tỷ đồng tiền thuế, giải quyết 7.945 triệu lao động, tạo ra 2,2 triệu tỷ đồng doanh thu, chiếm khoảng 30% GDP.
“Mặc dù hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh được pháp luật quy định bình đẳng với mọi loại hình kinh doanh khác, tuy nhiên hộ kinh doanh có rất nhiều điểm khác biệt. Đa số hộ kinh doanh hoạt động theo kiểu truyền thống gia đình, quy mô nhỏ nên cần có luật phù hợp để điều chỉnh, tách hộ kinh doanh hành luật riêng để quản lý sẽ chặt chẽ hơn. Việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sẽ không bao hàm hết nội dung hướng dẫn riêng để quản lý”, ông Tuấn nêu lý do phản đối việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp.
Theo đại biểu Mai Hồng Hải (đoàn Hải Phòng), nội dung quy định cụ thể về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật Doanh nghiệp còn sơ khai, tương tự như quy định về đăng ký hộ kinh doanh trong Nghị định 75/2015, đồng thời còn một số điểm không rõ ràng, cụ thể.
Ví dụ, dự thảo không đưa ra khái niệm thế nào là hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể do các thành viên gia đình cùng đăng ký, nhưng thành viên gia đình theo khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì rất là rộng, thành viên gia đình bao gồm: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ vợ; cha, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha, mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha, mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; ông, bà nội, ông, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại, cô, dì, chú, bác ruột và cháu ruột.
“Như vậy, hộ kinh doanh sẽ là họ kinh doanh”, đại biểu Hải nói.
Về địa điểm kinh doanh, đại biểu Hải cho rằng dự thảo có đề cập đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng dự luật về cư trú sửa đổi dự kiến sẽ bỏ quản lý dân cư theo hộ khẩu. So với dự thảo kỳ họp thứ 8 thì kỳ này đã sửa chấp nhận hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh như hiện hành, ví dụ như bán hàng rong, người làm muối, nhưng vấn đề quản lý các hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh thế nào thì luật không quy định.
“Điều rất quan trọng là dự thảo chưa cho thấy các chính sách mới khơi dậy, tạo động lực cho hộ kinh doanh hoạt động và phát triển, thậm chí phát triển thành doanh nghiệp là gì. Theo tôi, luật về kinh doanh thì phải giải quyết đồng thời 2 mục đích: Quản lý nhà nước về kinh doanh và tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh. Những quy định về hộ kinh doanh trong dự thảo luật dường như chưa đánh giá hết tác động đối với đối tượng chịu ảnh hưởng là các hộ kinh doanh”, đại biểu Hải nhấn mạnh.
Ở một góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng nếu cơ quan soạn thảo đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo luật thì tên luật cần phải được thay đổi cho bao quát các đối tượng.
“Như vậy thì các điều khoản như điều cấm quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cơ quan đăng ký kinh doanh và nhiều điều khác phải được viết lại. Và trong thời gian ngắn thì cơ quan soạn thảo không thể hoàn thiện dự thảo luật để thông qua tại kỳ họp này. Vì vậy, tôi cũng đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo luật này mà cần thời gian hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tốt nhất rồi sẽ ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh”, ông Cảnh nêu quan điểm.
Đại biểu Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) cũng nhìn nhận rằng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp là các loại hình doanh nghiệp. Nếu coi hộ kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật thì đó là luật về mô hình kinh doanh, chứ không còn là Luật Doanh nghiệp.
“Do đó, nếu đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là đang đốt cháy giai đoạn và chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay”, ông Thưởng nói.
Cũng theo ông Thưởng, thực tế hiện nay hình thức kinh doanh theo hộ rất đa dạng, linh hoạt và có sự điều chỉnh liên tục để thích ứng với biến động của thị trường. Ví dụ, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, rất nhiều hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động khi dịch được kiểm soát thì lại tiếp tục quay trở lại. Do vậy, nếu đưa vào luật vừa bó tay, bó chân, vừa không phù hợp với thực tiễn, gây khó cho hộ kinh doanh. Còn nếu coi hộ kinh doanh như doanh nghiệp thì thủ tục giải thể, phá sản sẽ còn phức tạp hơn nhiều.
“Trong tình hình dịch bệnh như vừa qua, liệu cơ quan quản lý có kịp thời xử lý những vấn đề về giải thể, dừng hoạt động của hộ kinh doanh hay không?”, ông Thưởng đặt câu hỏi và cho rằng cần giao cho Chính phủ quy định cụ thể để có thể điều chỉnh linh hoạt tùy theo mức độ hoạt động, sự đa dạng của hộ kinh doanh trong từng thời điểm và có thể xây dựng thành luật riêng, đồng thời thực hiện rà soát và đổi mới chính sách để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và thu thuế cũng như các chính sách khác hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thông tin, thúc đẩy các hộ kinh doanh hiệu quả và phát triển thành doanh nghiệp trong thời gian tới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.