Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Liên quan vụ Công an TP. HCM triệt phá sàn tiền ảo chiếm đoạt hàng triệu USD của nhà đầu tư do Trần Minh Tuấn (tức Tony Trần, 36 tuổi); Hán Hữu Hải (tức Mr Henrry, 35 tuổi) và Trần Lê Phạm Trung (tức Evans Trung Trần, 34 tuổi) cầm đầu, ngày 29.12, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) - Công an TP. HCM cho biết đang mở rộng truy bắt hàng loạt đồng phạm liên quan đường dây này.
Các nghi phạm nói trên đã bị bắt giữ, điều tra về hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" thông qua các sàn tiền ảo bioption.org, winrich.club và wintop1.com.
Theo Cơ quan điều tra (CQĐT), không chỉ chiếm đoạt tiền, các băng nhóm sàn ảo, tiền ảo còn bán thông tin khách hàng cho tội phạm không gian mạng để thực hiện các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản khác.
Một trinh sát PC02 cho biết, quá trình điều tra xác định, các nghi phạm là chủ sàn tiền ảo tạo vẻ ngoài là doanh nhân thành đạt, thường rêu rao về "vị thế nhà đầu tư", tài chính hợp pháp, lôi kéo nhiều người nộp tiền rồi lừa đảo chiếm đoạt. Bản chất của các sàn giao dịch tiền ảo này là "lùa gà vào rồi thịt cả đàn".
Theo hồ sơ điều tra của công an, cuối tháng 10/2021, nhiều bị hại đã tố cáo Tuấn và đồng phạm chiếm đoạt tài sản thông qua sàn bioption.org. Nhiều đội nghiệp vụ Công an TP. HCM được huy động rà soát trên không gian mạng, theo dõi nắm tình hình.
Theo điều tra, đầu năm 2021, thông qua giới thiệu của nhiều nghi can ở nước ngoài, Trần Minh Tuấn quen biết Lee (chưa rõ lai lịch). Người này đang sở hữu sàn bioption.org, một mô hình mua bán Bitcoin do kẻ này tạo ra và có thể can thiệp thắng - thua. Mặc dù biết loại sàn giao dịch này chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận, nhưng Tuấn đề nghị hợp tác với kế hoạch lôi kéo nhiều nhà đầu tư đến số lượng lớn nhất định thì chủ động khóa sàn để chiếm đoạt tiền. Số tiền lừa được sẽ chia theo tỷ lệ Tuấn nhận 30% với vai trò điều hành, còn lại 70% là của Lee.
Để thực hiện kế hoạch, Tuấn lôi kéo Vương Quốc Nhã (30 tuổi, cựu du học sinh Mỹ), là hacker cầm đầu đường dây trộm thẻ tín dụng từng bị Tòa án nhân dân (TAND) TP. HCM tuyên 9 năm tù vào năm 2016.
Nhóm này lo việc phát triển thị trường, kêu gọi nhà đầu tư (NĐT) bằng cách tổ chức nhiều nhiều sự kiện, cuộc họp ở nhiều địa điểm khác nhau tại: TP. HCM, Vũng Tàu... thông qua các buổi diễn thuyết trực tiếp hoặc qua ứng dụng Zoom, nhóm Zalo...
"Trong các buổi diễn thuyết, Tuấn luôn nhồi nhét những tư tưởng về vị thế của NĐT khi tham gia sàn đầu tư tài chính hợp pháp. Hoạt động sàn giao dịch được nhóm này quy định người tham gia theo dạng đa cấp (mô hình ponzi), người trước sẽ được hưởng hoa hồng khi giới thiệu người sau vào nhánh", CQĐT cho biết.
Các NĐT khi tham gia phải tạo tài khoản, đổi tiền VND thành tiền điện tử USDT (1 USDT tương đương 1 USD) nạp vào ví của sàn bioption.org. Người chơi có thể dùng đồng tiền này để đầu tư sự tăng giảm của đồng Bitcoin, hoặc USDT tự do trên các sàn tiền ảo quốc tế, tuy nhiên tất cả cùng nằm trong hệ thống do Lee nắm giữ.
Vai trò của Nhã và một số nghi phạm am hiểu công nghệ khác là người hướng dẫn, chuyên gia đọc lệnh. Người chơi được chọn 2 hình thức, chơi tự do hoặc chơi theo gói bảo hiểm. Với những cá nhân chọn hình thức đầu, thì thắng thua tự chịu và NĐT phải mất phí 5%/giao dịch. Với hình thức chơi này, Lee dễ dàng khống chế tỷ lệ thắng thua để lấy tiền của NĐT. Còn NĐT chơi theo gói bảo hiểm với phí 3% tổng số tiền, thì có các gói giá từ 1.000 - 5.000 USDT.
Bằng cách thức trên, hệ thống sàn bioption.org của Tuấn hoạt động từ tháng 1/2021 và đã lôi kéo được hàng trăm người ở nhiều tỉnh thành khác nhau tham gia, trong đó nhiều nhất là tại TP. HCM.
CQĐT cho biết, giữa tháng 9/2021, khi số tiền người chơi đã đủ lớn, Lee liên hệ Tuấn qua ứng dụng Telegram, thống nhất để khóa sàn bioption.org, chiếm đoạt toàn bộ tiền và chia nhau theo tỷ lệ 70/30 đã bàn trước đó. Đến nay đã có hơn 150 người tố cáo Tuấn cùng đồng phạm chiếm đoạt hơn 1 triệu USD.
Đối với đường dây của Hán Hữu Hải, CQĐT xác định, Hán Hữu Hải cùng Trần Lê Phạm Trung quen biết nhau vào năm 2018 khi cùng đầu tư vào một sàn tiền ảo. Hai người hợp tác tạo đường link trang web winrich.club và wintop1.com.
Được biết đến như một CEO - starup tại Việt Nam, với những dự án mang tầm quốc tế, trong nhiều cuộc phỏng vấn, doanh nhân Hán Hữu Hải (“Mr Henrry”) luôn trải lòng về những dự án đi ngược với xu thế. Còn Trần Lê Phạm Trung “Evans Trung Trần” là cố vấn ICO, Tổng giám đốc Y-Group.
Những người này tổ chức, nhiều buổi hội nghị, kêu gọi NĐT tham gia. Người tham gia dùng tiền VND thông qua tài khoản mua tiền ảo USDT, khi vào sàn phải đổi sang tiền ảo Gold. Cứ 1 USDT = 1.000 Gold rồi "đầu tư" bằng các hình thức đặt lệnh chơi bài Bacarat (dạng bài 3 lá tính điểm) trên winrich.club và wintop1.com.
Hải và Trung thỏa thuận sẽ lấy đường link trang web winrich.club và wintopl.com là của Hải; còn Trung chỉ có trách nhiệm phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm nhà đầu tư, leader, đại lý để thu lợi nhuận...
Lợi nhuận sẽ chia theo tỷ lệ Trung hưởng từ 15 - 20%, Hải nhận 30%, người cung cấp đường link 30%, còn lại là của leader và các đại lý. Đến nay, Hải đã chuyển tiền hưởng lợi cho Trung được 1 tỉ đồng.
Hai “doanh nhân” này cũng tìm cách thu hút NĐT bằng những lời hứa luôn có lãi, bảo hiểm nếu thua. Cam kết lợi nhuận cao lên đến 8 - 9% mỗi tuần.
Thời gian đầu, các sàn cho phép người tham gia có thể rút tiền mặt, nhưng dần việc này trở nên khó khăn khi Hải đã cố ý đặt lệnh khó rút tiền. Đến 11/2021, cả hai sàn bất ngờ sập, toàn bộ tiền của NĐT bị chiếm đoạt. Chỉ riêng 9 bị hại có đơn tố cáo Hải và Trung lừa chiếm đoạt đã lên hơn 524.000 USD.
Hiện nay CQĐT đang truy bắt thêm nhiều “leader”, “chuyên gia đọc lệnh” như Nhã, Phạm Anh Trí (Trí Phạm, 36 tuổi)... để mở rộng điều tra đường dây tiền ảo nói trên.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.