Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho phép 4 cơ sở lưu trú gồm: Melia Hồ Tràm Resort, Bình Châu Hot Springs, The Grand Hồ Tràm Resort & Casino và Six Senses Côn Đảo Resort được thí điểm mở cửa đón khách du lịch. Động thái này thể hiện sự chủ động đón cơ hội sẵn sàng phục hồi ngành du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu sau thời gian tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.
VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện với ông Trịnh Hàng, giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với nhiều nội dung liên quan, trong đó có vấn đề về việc đón khách từ TP. HCM là chủ yếu.
- Thưa ông, việc mở lại “cánh cửa” du lịch của tỉnh sau một thời gian chịu ảnh hưởng của Covid-19, Sở Du lịch tỉnh đã có những chuẩn bị như thế nào?
Trên cơ sở văn bản số 12464/UBND-VP ngày 8/9/2021 của UBND tỉnh, trong đó, cho phép một số loại hình kinh doanh được phép hoạt động khi đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch; văn bản số 12538/UBND-VP ngày 12/9 cho phép một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và Côn Đảo.
Đồng thời, trên cơ sở xác định mức độ nguy cơ, dự kiến đến ngày 22/9 trên địa bàn tỉnh sẽ có 7/8 huyện, thị xã, thành phố là vùng xanh, trở lại trạng thái bình thường và chỉ còn 1 địa phương ở mức nguy cơ là vùng vàng.
Trước tình hình đó, Sở đã xây dựng kế hoạch phát triển ngành du lịch sau ngày 15/9, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: báo cáo và tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định cho phép các khách sạn hoạt động thí điểm; tham mưu UBND tỉnh ban hành bộ tiêu chí chí an toàn trong hoạt động du lịch cho các đối tượng, gồm: cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các khu điểm du lịch được công nhận theo quy định của Luật Du lịch.
Đây là bộ tiêu chí để đánh giá và cho phép các cơ sở kinh doanh du lịch được hoạt động trở lại. Cùng với đó là xây dựng sàn thương mại điện tử du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sở đã lựa chọn loại hình du lịch nào cho chương trình mở cửa đón khách du lịch sắp tới, thưa ông?
Để mở đầu cho việc trở lại của các hoạt động du lịch sau chuỗi ngày giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để phòng chống, dịch Covid-19, Sở đã tham mưu, đề xuất và ngày 12/9, UBND tỉnh đã có văn bản cho phép một số khách sạn lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh thí điểm mở cửa sau ngày 15/9, đó là 4 khách sạn: Melia Hồ Tràm, Hồ Tràm Strip, suối nước nóng Bình Châu và Six Senses Côn Đảo. Đây là những khách sạn có dịch vụ khép kín, có phương án đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.
Tuy nhiên, để thực hiện thí điểm việc mở cửa đón khách du lịch, chúng tôi cũng yêu cầu các cơ sở nêu trên phải xây dựng phương án và đáp ứng các quy định nghiêm ngặt trong quá trình đón và phục vụ khách để bảo đảm phòng chống dịch.
- Lựa chọn mở cửa đón khách trở lại trong thời điểm tình hình dịch bệnh trong nước vẫn đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là sẽ ưu tiên đón khách từ TP. HCM. Ông có cảm thấy đây là một quyết định quá mạo hiểm?
Việc thí điểm cho mở cửa một số khách sạn đón và phục vụ khách trên địa bàn tỉnh sau ngày 15/9 đã được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh cân nhắc, xem xét tình hình diễn biến dịch bệnh ở các địa phương lân cận và lắng nghe ý kiến từ các Sở, ngành, địa phương, đồng thời, Sở Du lịch đã phối hợp Sở Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn, các điều kiện, tiêu chí trong công tác phòng chống dịch của các đơn vị được chọn thí điểm.
Các khách sạn, resort được chọn thí điểm mở cửa đón khách đều có dịch vụ khép kín, có phương án an toàn phòng, chống dịch đảm bảo việc giám sát y tế, không tiếp xúc với cộng đồng (các khách sạn, resort tiêu chuẩn 4 – 5 sao) và nằm trong địa bàn đã được xác định là vùng xanh của tỉnh. Các đơn vị được chọn cũng đã chuẩn bị kế hoạch để sẵn sàng hoạt động và lượng khách được dự kiến đón và phục vụ chủ yếu đến từ TP. HCM.
Để thực hiện mở cửa và đón du khách, các doanh nghiệp được chọn thí điểm sẽ thiết lập “bong bóng du lịch” giữa Hồ Tràm và TP. HCM - khu vực chính có nhiều khách đến nghỉ dưỡng và chỉ thực hiện đón tiếp những khách đã tiêm 2 liều vaccine ít nhất 14 ngày.
Ga cáp treo Hồ Mây
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo phương án vận chuyển khách bằng phương tiện riêng biệt, quy trình khép kín theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đảm bảo nhân viên phục vụ trong khách sạn thực hiện 3 tại chỗ tại khách sạn; được xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ (xét nghiệm lặp lại sau mỗi 72 giờ); phải được tiêm đủ liều vắc xin (có chứng nhận tiêm chủng trên sổ sức khỏe điện tử hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng), thời gian đã tiêm liều cuối cùng phải được ít nhất 14 ngày nhưng không quá 12 tháng trước khi vào làm việc.
Các khách sạn sẽ hoàn tất các phương án, điều kiện và thời gian để thực hiện thí điểm đón khách từ trong vòng 30 ngày từ ngày 1/10 đến ngày 30/10/2021, sau đó, UBND tỉnh sẽ tổ chức đánh giá và quyết định việc tiếp tục và nhân rộng mô hình đón và phục vụ khách du lịch đối với các khách sạn đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.
Chúng tôi cũng đã tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện hỗ trợ kết nối giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách sạn trong quá trình đưa đón, vận chuyển du khách từ TP. HCM về Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại.
Như vậy, có thể thấy việc lựa chọn phương án cho mở cửa thí điểm một số cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ du khách trong tình hình hiện nay là phù hợp chủ trương “vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch”, bước đầu góp phần phục hồi thị trường khách du lịch nội địa đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời, góp phần tạo được nguồn thu cho ngành du lịch và các ngành liên quan khác.
- Một trong những vấn đề quan tâm nhất hiện nay đó là việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Sở đã có những tính toán như thế nào, thưa ông?
Ngày 27/8, chúng tôi cũng đã ban hành kế hoạch số 1513/KH-SDL về ứng phó, phòng chống dịch bệnh ngành du lịch trong điều kiện dịch bệnh, trong đó đã xây dựng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho từng loại hoại hình kinh doanh dịch vụ du lịch tương ứng với từng mức độ dịch bệnh.
Đồng thời, cũng chỉ đạo Thanh tra Sở Du lịch xây dựng kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định hiện hành, triển khai đến các phòng văn hoá thông tin, Ban Quản lý khu du lịch các địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về việc thực hiện phòng, chống dịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn quản lý. Ngoài ra, cũng yêu cầu các cơ sở chỉ được mở cửa hoạt động kinh doanh khi đảm bảo các quy định, yêu cầu về phòng, chống dịch.
- Ông đánh giá thế nào về khả năng phục hồi du lịch của tỉnh nhà sau một thời gian bị “đóng băng” vì Covid-19?
Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch tỉnh trong thời gian qua khi các lệnh hạn chế di chuyển, giãn cách xã hội được ban hành nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Mặc dù gặp khó khăn nhưng khả năng phục hồi của ngành du lịch tỉnh được đánh giá khả quan khi các hoạt động du lịch trong nước chính là giải pháp hữu hiệu hiện nay, giúp kích hoạt phục hồi cho toàn ngành.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch tỉnh triển khai các chiến dịch quảng bá về dịch vụ địa phương, ứng dụng các mô hình du lịch mới, độc đáo, đồng thời, áp dụng kỹ thuật số nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cho khách du lịch.
Tượng phật Di Lặc cao 30m nằm trên đỉnh Hồ Mây - Núi Lớn
- Hiện nay những khó khăn mà ngành du lịch trong tỉnh đang gặp phải là gì, thưa ông?
Tương tự các tỉnh, thành khác của cả nước, ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid -19 bùng phát và diễn biến phức tạp. Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã phải tạm đóng cửa ngừng kinh doanh hoạt động, tập trung cho công tác phòng, chống dịch.
Việc này kéo theo hơn 10.000 lao động hoạt động trong ngành du lịch bị ảnh hưởng, phải nghỉ việc hoặc tạm nghỉ. Trên địa bàn tỉnh chỉ còn rất ít các khách sạn đủ điều kiện hoạt động như: 15 khách sạn phục vụ cách ly tập trung có thu phí, với 1.208 phòng; 19 khách sạn đang phục vụ đón các chuyên gia, với 2.990 phòng; 20 khách sạn phục vụ công nhân cảng biển, với số phòng 2.200 phòng.
Lượng khách và doanh thu du lịch 8 tháng đầu năm 2021 giảm đáng kể, trong đó tổng lượt khách đến tỉnh đạt 2,53 triệu lượt, giảm 62,5% so với cùng kỳ. Tổng thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch đạt 5.715 tỷ đồng, giảm 15,47% so với cùng kỳ.
- “Thẻ xanh Covid-19” đã và đang là chủ đề được quan tâm khi mà có gần 30 triệu người đã được tiêm vaccine và tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới. Ông kỳ vọng gì vào việc áp dụng thẻ xanh, đồng thời nó sẽ tác động như thế nào đến ngành du lịch trong tỉnh, thưa ông?
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc; đồng thời, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng vừa thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử (hộ chiếu vaccine - thẻ xanh) trên chuyến bay từ Hà Nội đi London (Anh).
Đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng trong việc bắt tay vào việc chuẩn bị khôi phục lại thị trường du lịch sau nhiều tháng “ngủ đông”.
Việc áp dụng thẻ xanh sẽ tăng khả năng phục hồi cho ngành du lịch, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sau thời gian dài “đóng băng”, tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang phải đối diện với tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu hụt nguồn nhân lực, thiếu hụt nguồn vốn sau khi tái khởi động.
Phố đi bộ và chợ đêm tại Bà Rịa -Vũng Tàu
- Để ngành du lịch trong tỉnh phục hồi và phát triển trở lại bình thường sau một thời gian dài ngấm Covid-19, trước mắt cần có những hành động gì cụ thể, thưa ông?
Ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng đã bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19, để có thể phục hồi và phát triển trở lại bình thường, ngoài việc tham mưu UBND tỉnh cho phép mở cửa thí điểm đón khách ở một số khách sạn, Sở cũng đã trình UBND tỉnh phê duyệt bộ tiêu chí an toàn trong hoạt động du lịch cho các đối tượng: cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các khu điểm du lịch được công nhận theo quy định của Luật Du lịch. Đây là Bộ tiêu chí để đánh giá và cho phép các cơ sở kinh doanh du lịch được hoạt động trở lại.
Ngoài ra, Sở đã tham mưu xây dựng sàn thương mại điện tử du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và dự kiến tổ chức Hội chợ du lịch trực tuyến hàng năm thông qua sàn thương mại điện tử du lịch tỉnh. Đây là “sân chơi” để các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có cơ hội giao dịch, quảng bá và bán các sản phẩm hàng hóa cho du khách.
Sở cũng đã ban hành các kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức cho người lao động trong ngành du lịch; đề nghị các cơ sở kinh doanh du lịch chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng hoạt động trở lại hay có văn bản đề nghị UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí và ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động tại các cơ sở du lịch trên địa bàn.
Cùng với đó là tập trung đẩy mạnh các hoạt động quảng bá theo chương trình ký kết hợp tác với Vietnam Airlines như quảng bá trên tạp chí Heritage, quảng bá trên màn hình máy bay, đẩy mạnh các hoạt động như quảng bá trên màn hình led tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Cuối cùng, Sở sẽ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh chuẩn bị các phương án để kích hoạt du lịch trở lại, trong tình hình mới, đặc biệt là gắn trách nhiệm của các địa phương, doanh nghiệp, chủ các cơ sở kinh doanh trong việc vừa khai thác du lịch trở lại, vừa phòng chống dịch hiệu quả.
- Hướng đến việc đón khách du lịch quốc tế trở lại, Sở đã có phương án lựa chọn những loại hình du lịch nào, thưa ông?
Với tình hình dịch bệnh hiện nay, giải pháp quan trọng của ngành du lịch tỉnh vẫn sẽ tập trung để thu hút khách nội tỉnh. Tuy nhiên, hướng đến việc đón khách du lịch quốc tế trở lại trong thời gian tới, Sở cũng sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh có kế hoạch kết nối trước với các thị trường quốc tế, sẵn sàng đưa khách đến cho nhau khi được phép, nhất là ở các thị trường gần, có khả năng phục hồi sớm nhất.
Từ đó, chúng tôi sẽ đề ra phương án sẽ tiếp tục tập trung vào các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển,du lịch hội nghị, hội thảo hay loại hình du lịch sinh thái gắn với nghiên cứu văn hóa, lịch sử, tâm linh trên địa bàn huyện Côn Đảo.
Xem thêm: Chuẩn bị mở cửa đón khách quốc tế: Hàng loạt tỉnh, thành lên phương án 'vực dậy' ngành du lịch
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.