'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đánh giá về nguồn nhân lực của ngành bất động sản Việt Nam hiện nay, ông Huỳnh Anh Dũng cho rằng nguồn nhân lực đang bị thiếu trầm trọng.
“Hầu hết, các doanh nghiệp bất động sản dù lớn hay nhỏ trên cả nước đều gặp phải vấn nạn này. Chuyện ‘giật gấu vá vai’ để tìm người theo từng công trình, dự án cũng là câu chuyện xảy ra hằng ngày của các doanh nghiệp bất động sản”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng có hai nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên. Một là các chương trình đào tạo kinh tế bất động sản chính quy ở các trường đại học quá ít.
“Ngoài Bắc thì có khoa kinh tế tài nguyên – quản lý bất động sản của các trường như: Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Xây Dựng, Đại học Thái Nguyên.. Miền Trung thì có trường Đại học Nông Lâm - Huế. Trong Nam thì có các trường Đại học kinh tế TP. HCM, Đại học Tài chính - Marketing, Đại học Nông lâm TP. HCM, Đại học Cần thơ,...Thật sự, với số lượng các trường đào tạo chuyên ngành bất động sản như vừa nêu, việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của thị trường bất động sản hiện nay là điều không tưởng”.
Nguyên nhân thứ hai là các giáo trình giảng dạy chưa đáp ứng được sự phát triển của thị trường bất động sản.
“Các giáo trình đào tạo bất động sản vẫn chưa đa dạng, mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực tế để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hầu hết, các sinh viên chuyên ngành bất động sản sau khi tốt nghiệp vẫn không ứng dụng được vào môi trường thực tế. Từ đó, các sinh viên mới ra trường đều phải cập nhật thêm kiến thức chuyên môn ở các cơ sở không chính quy của các đơn vị ngoài hệ thống giáo dục tổ chức, cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp”, ông Dũng cho hay.
Ngoài ra, ông Dũng cũng cho rằng đội ngũ nhân lực của ngành bất động sản manh mún, rải rác và hầu như nguồn nhân lực lành nghề chỉ tập trung vào các công ty có thương hiệu ở các thành phố lớn như Hà Nội , Đà Nẵng, TP. HCM… Điều này sẽ gây khó khan cho các tỉnh thành khác vì sự khan hiếm nguồn lực phát triển của địa phương.
Theo ông Dũng, để giải quyết được bài toán nêu trên, cần thực hiện ba nhóm công việc chính.
Một là thống nhất một đầu mối biên soạn giáo trình chuyên ngành bất động sản theo từng phân ngành rõ rệt. Khi biên soạn giáo trình nên phân biệt giữa kiến thức thực hành (practical knowledge) và kiến thức hàn lâm ( academic knowledge) để tình trạng môn nào cũng học nhưng không có môn nào giỏi và làm được việc; tránh biên soạn giáo trình dàn trải, nặng tính lý thuyết nhưng thiếu tính thực tế gây lãng phí nguồn tài nguyên của xã hội.
Thứ hai, cần thành lập một cơ quan chuyên trách cho thị trường bất động sản như Viện nghiên cứu và phát triển thị trường bất động sản (Research Institute for Real Estate Market Development).
“Viện này phải được Chính phủ thành lập và chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước. Viện là nơi qui tụ các chuyên gia đầu ngành bất động sản, các nhà giáo dục ở các trường kinh tế, các chuyên gia người Việt ở nước ngoài..
“Vai trò của viện chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp - Chính phủ - các trường đại học, cao đẳng nhằm nghiên cứu, tư vấn, dự báo và cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho các bên để từ đó, Chính phủ sẽ có những quyết sách phù hợp, các trường sẽ điều chỉnh kịp thời nội dung giảng dạy... Các doanh nghiệp an tâm phát triển kinh doanh khi có nguồn nhân lực lành nghề được đào tạo bài bản cung ứng”, ông Dũng nêu ý tưởng.
Ngoài ra, ông Dũng cũng đề xuất đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng trong nước với các học viện, Hiệp hội bất động sản nước ngoài như trường đại học Realtor University, CRS Hoa Kỳ để có được những giáo trình chuyên ngành bất động sản tiên tiến, chuyên nghiệp tiệm cận được với nhu cầu của thị trường…
“Việc liên kết phải được thực hiện dài hơi chứ không chỉ một vài khóa học cho có”, ông nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.