Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Dealstreetasia, Gojek đã mua lại phần lớn cổ phần tại WePay. Thông tin này được xác thực bởi Công ty TNHH Dịch vụ Thanh toán WePay - Trung gian thanh toán thuộc VCCorp - cũng vừa thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh liên quan đến chủ sở hữu và lãnh đạo quản lý, việc thay đổi được thực hiện từ giữa tháng 8/2020.
Theo đó, ông Pablo Malay - cố vấn cho Gojek Singapore – là Chủ tịch Wepay và ông Phùng Tuấn Đức - Tổng giám đốc Gojek Việt Nam - là Tổng giám đốc mới của WePay. Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc VCCorp không còn là đại diện pháp luật của Wepay như công bố trước đó. Trụ sở của Wepay cũng chuyển từ vị trí gần VCCorp sang vị trí mới gần trụ sở của Gojek.
WePay cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh toán và hiện đã hợp tác với 4 nhà phát hành thẻ quốc tế, 24 ngân hàng bản địa và hơn 1.000 người bán hàng trên nền tảng của họ, được cấp phép hoạt động ví điện tử từ năm 2017.
Với việc mua lại Wepay, Gojek đã hoàn thiện hệ sinh thái của mình, bên cạnh GoRide (dịch vụ gọi xe), GoFood (giao đồ ăn) và GoSend (dịch vụ giao hàng).
Trước đó, trong buổi họp báo công bố ứng dụng Gojek đầu tháng 8/2020, ông Phùng Tuấn Đức, tổng giám đốc của Gojek Việt Nam cho biết trong thời gian trước mắt, Gojek Việt Nam nhắm tới mục tiêu hình thành 3 siêu ứng dụng tại Việt Nam với 3 mảng dịch vụ chủ yếu gồm di chuyển, giao vận và thanh toán.
Theo nhận định của các doanh nghiệp, việc hoàn thiện hệ sinh thái với ví điện tử sẽ giúp Gojek thuận lợi hơn trong việc các mục tiêu chiến lược tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sở hữu ví điện tử riêng, chưa có nhiều người dùng chưa hẳn là lợi thế của Gojek.
Trên thị trường gọi xe công nghệ, hiện Grab đang liên kết với Moca, còn Bee bên cạnh ví điện tử riêng vẫn phải hợp tác với Momo.
Việc Gojeck có thể lấn sân vào lĩnh vực thanh toán hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược khuyến mãi của Gojek. Bởi hiện nay, thị trường ví điện tử ở Việt Nam đã bão hòa và cạnh tranh rất khốc liệt.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, chỉ khoảng 14% dân số, tương đương 13 triệu người sử dụng ví điện tử. Cả nước hiện có 34 ví điện tử song hơn 90% thị phần nằm trong tay các ví: Momo, Payoo, AirPay, Moca, Zalopay, ViettelPay. Nhiều ví điện tử dù có hệ sinh thái kèm theo rất tốt (ví dụ như AirPay có hệ sinh thái Shopee) vẫn chưa thể trở thành ví điện tử có thị phần áp đảo.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.