'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về đề xuất phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện trên địa bàn thành phố để giảm ô nhiễm môi trường của Tập đoàn Vingroup.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội ủng hộ chủ trương đưa xe buýt điện vào hoạt động thí điểm trên địa bàn thành phố theo đề xuất của Tập đoàn Vingroup.
Để triển khai thực hiện đề xuất nói trên, UBND TP. Hà Nội đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP. Hà Nội tạm thời áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đã được ban hành đối với xe buýt CNG đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội để thực hiện theo phương thức đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện đối với Tập đoàn Vingroup.
UBND TP. Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đặt hàng tạm thời theo đơn giá tạm tính; khi có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá chính thức được phê duyệt sẽ điều chỉnh cho phù hợp và tiến hành công tác đấu thầu hoặc đặt hàng theo đúng quy định.
Thời gian thí điểm dự kiến từ 9 tháng đến 12 tháng kể từ ngày chính thức đưa vào hoạt động thí điểm.
Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Thủ tướng giao cho thành phố và Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Tập đoàn Vingroup để xây dựng bộ định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá áp dụng cho loại phương tiện xe buýt điện để phê duyệt theo quy định. Sau thời gian hoạt động thí điểm sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá làm cơ sở để chuẩn bị các bước tiếp theo trong việc triển khai công tác đấu thầu hoặc đặt hàng theo đúng quy định.
Vingroup đăng ký vận hành 10 tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng xe buýt chạy điện và cam kết đầu tư 150-200 phương tiện xe buýt điện cao cấp với hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tập đoàn cũng sẽ đầu tư trung tâm quản lý và vận hành xe buýt thông minh, depot và hệ thống trạm sạc pin tại các điểm đầu cuối, bãi đỗ xe ban đêm để đáp ứng yêu cầu vận hành của hệ thống xe buýt điện.
Vingroup cam kết lợi nhuận từ việc vận hành buýt điện sẽ được tái đầu tư để nâng cấp hệ thống, mở rộng địa bàn và cải thiện chất lượng dịch vụ xe buýt điện tại Việt Nam.
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM cũng đã có văn bản báo cáo UBND TP. HCM về việc mở mới tuyến xe buýt điện theo đề xuất của Tập đoàn Vingroup.
Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, việc mở mới tuyến xe buýt sử dụng năng lượng điện nhằm góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đa dạng hóa phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng sạch, nâng cao chất lượng phục vụ người dân trong hoạt động giao thông vận tải, đồng thời phù hợp với các chủ trương, chính sách của Chính phủ và thành phố.
Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề nghị UBND thành phố có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đưa xe buýt điện vào hoạt động thí điểm trên địa bàn TP. HCM. Đồng thời, cho phép áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đã được ban hành đối với loại xe buýt CNG đang hoạt động để thực hiện theo phương thức đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện đối với Tập đoàn Vingroup.
Thời gian thí điểm dự kiến là 24 tháng kể từ ngày chính thức đưa vào hoạt động thí điểm.
Tại TP. HCM, Vingroup đề xuất sẽ đầu tư 5 tuyến xe buýt điện, gồm: tuyến 1 là VinHome Grand Park (khu đô thị ở quận 9) - Trung tâm thương mại Emart, quận Gò Vấp (bình quân 27 km); tuyến 2 VinHome Grand Park - Sân bay Tân Sơn Nhất (30 km); tuyến 3 VinHome Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn (29 km); tuyến 4 VinHome Grand Park – Bến xe Miền Đông mới (8,5 km); tuyến 5 Bến xe Miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc Gia (10 km).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.