'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2030 trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển bền vững về kinh tế, GRDP bình quân đầu người nằm trong 20 tỉnh hàng đầu cả nước.
Hà Tĩnh lựa chọn quan điểm phát triển “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, xác định “Bốn trụ cột - Ba đô thị - Ba hành lang - Một trung tâm - Ba nền tảng” làm trọng điểm phát triển chiến lược cho giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, 4 trụ cột của Hà Tĩnh là công nghiệp là động lực phát triển, tiếp tục mở rộng quy mô nhà máy thép lên 15 triệu tấn/năm; du lịch và thương mại; dịch vụ cảng, dịch vụ hậu cần (logistics) và vận tải (lĩnh vực mới có triển vọng lâu dài, cần được đầu tư kịp thời) và nông nghiệp.
Ba đô thị động lực theo trục Bắc Nam bao gồm: Thị xã Hồng Lĩnh kết nối với huyện Nghi Xuân - đô thị phía Bắc Hà Tĩnh; TP. Hà Tĩnh; thị xã Kỳ Anh gắn với trung tâm phát triển Khu kinh tế Vũng Áng là vùng đô thị động lực phía Nam.
Một trung tâm động lực tăng trưởng là Khu kinh tế Vũng Áng với lõi là Khu công nghiệp Vũng Áng - cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, trở thành cửa ngõ ra biển vùng Bắc Trung Bộ và Lào, Đông Bắc Thái Lan.
Ba hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế đồng bằng ven biển cùng với quốc lộ 1A và đường ven biển; hành lang kinh tế dọc đường 8A và Thị xã Hồng Lĩnh - cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và hành lang kinh tế trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh.
Về tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2025, Hà Tĩnh phấn đấu đạt 10 - 11%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,5%. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 110 - 120 triệu đồng, đến năm 2030 là 190 triệu đồng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp và dịch vụ, năm 2025 tỷ trọng nông nghiệp 8,3%, công nghiệp - xây dựng 56,3%, dịch vụ 35,4%; đến năm 2030, tỷ trọng các ngành tương ứng là 6,2% - 61,5% - 32,3%. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD năm 2025 và 3,8 tỷ USD năm 2030.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau sự cố Formosa năm 2016 đến nay, Hà Tĩnh có sự phát triển toàn diện, nhiều ấn tượng. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế cao thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ, GRDP bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng, cao nhất Bắc Trung Bộ.
2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp bằng 96,64% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện tăng 24,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 7.723 tỷ đồng, tăng 15,42%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2 tháng đầu năm đạt 2.849 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2019.
“Lãnh đạo tỉnh cần tiếp tục xây dựng để Hà Tĩnh thành một tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển bền vững về kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh đến năm 2030…”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng nêu rõ. “Chúng tôi rất mong GRDP bình quân đầu người của Hà Tĩnh nằm trong 20 tỉnh hàng đầu của cả nước” và Thủ tướng tin rằng, Hà Tĩnh có thể đạt được mục tiêu này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.