Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, quý I/2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 55.485 tỷ đồng, tăng trưởng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.082 tỷ đồng, tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 38.403 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm niêm yết trên sàn chứng khoán lại không mấy rực rỡ. Nhìn chung, phần lớn các công ty ghi nhận tăng trưởng doanh thu thuần từ hoạt động kinh bảo hiểm (“doanh thu thuần”), dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận.
Cụ thể, thống kê cho thấy có 9/12 công ty bảo hiểm niêm yết có kết quả doanh thu thuần quý I/2022 tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngoại trừ Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABI) với mức tăng khiêm tốn 3,7%, 7 đơn vị còn lại đều đạt được tăng trưởng 2 chữ số.
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (AIC) ghi nhận mức tăng doanh thu thuần “khủng” nhất, đạt 80%, lên hơn 573 tỷ đồng. Theo ngay sau là Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIG), Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PRE) và Công ty Cổ phần PVI (PVI) với mức tăng trưởng lần lượt đạt 32%, 33% và 20%, tương ứng đạt hơn 821 tỷ đồng, 336 tỷ đồng và 1.480 tỷ đồng doanh thu thuần. “Ông lớn” Tập đoàn Bảo Việt (BVH) cũng không nằm ngoài danh sách này, doanh thu thuần quý I tăng trưởng 11,7%, đạt hơn 9.728 tỷ đồng.
Ba công ty có doanh thu thuần đi ngang là Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PGI), Tổng công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR) và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (BLI).
Về lợi nhuận sau thuế, 5/12 công ty bảo hiểm đạt tăng trưởng dương, phần lớn là các công ty có quy mô vốn dưới 1.000 tỷ đồng, trong đó, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PGI) tăng 23%, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (BLI) tăng 212%, AIC tăng 89% và PRE tăng 59%. Hai công ty còn lại trong nhóm tăng trưởng lợi nhuận sau thuế dương là MIG (tăng 81%) và PVI (tăng 20%), đều có quy mô vốn trên 1.000 tỷ đồng; đây cũng là 2 công ty bảo hiểm ghi nhận “tăng trưởng kép”, cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế.
Trong quý đầu năm, 4 công ty bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán ghi nhận lợi nhuận sau thuế sụt giảm. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) có mức giảm sâu nhất 43% so với cùng kỳ năm 2021, đạt hơn 32,2 tỷ đồng bất chấp doanh thu thuần tăng 12%.
Tương tự, lợi nhuận sau thuế quý I của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) và ABI cũng giảm lần lượt gần 6% và 30%, tương ứng đạt 75,1 tỷ đồng và 56 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần của 2 công ty này lần lượt tăng hơn 20% và 3,7%. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR) cũng giảm 26%.
Hai công ty bảo hiểm có lợi nhuận sau thuế “giậm chân tại chỗ” là BVH (hơn 500 tỷ đồng) và Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI, 71 tỷ đồng).
Giai đoạn cuối năm 2021 - đầu năm 2022, một số công ty chứng khoán đã dự báo về rủi ro mà các công ty bảo hiểm có thể gặp phải trong năm nay, gây tác động tiêu cực tới lợi nhuận. Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), rủi ro đầu tiên cần lưu ý là việc chi phí bồi thường có thể tăng mạnh khi các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường. Cụ thể, VDSC ước tính số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc toàn ngành có thể tăng mạnh 34,6% lên 25.435 tỷ đồng trong năm nay.
Trên thực tế, ngay từ quý I/2022, báo cáo tài chính của 9/12 công ty bảo hiểm trên thị trường chứng khoán cho thấy tổng chi phí bồi thường đã tăng từ 2% đến 49% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó 3 công ty có mức tăng mạnh nhất là PRE, VNR và AIC, đều tăng trên 47%. Theo ngay sau là ABI với mức tăng 38%.
Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy riêng với mảng bảo hiểm nhân thọ, trong quý vừa qua, các doanh nghiệp đã chi trả quyền lợi bảo hiểm 8.930 tỷ đồng, tăng tới 42% so với cùng kỳ năm trước.
Một rủi ro khác là về lợi nhuận từ đầu tư, nguồn thu chiếm đến hơn 70% lợi nhuận của các công ty bảo hiểm, được dự báo suy giảm trong năm nay. Theo VDSC, lãi cao từ hiện thực hóa lợi nhuận đầu tư cổ phiếu và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư như năm 2021 sẽ không lặp lại, căn cứ vào bối cảnh thị trường cổ phiếu ảm đạm trong năm.
Lãi suất ngân hàng cũng được dự báo chỉ tăng nhẹ 0,3-0,5 điểm phần trăm với các kỳ hạn dưới 1 năm (kỳ hạn gửi tiền phổ biến của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ). Mức tăng về lợi nhuận từ tiền gửi có thể sẽ không đủ lớn để bù đắp cho phần giảm của lợi nhuận từ cổ phiếu.
Trên thực tế, ngay từ quý I, 5 công ty bảo hiểm đã báo sụt giảm trong doanh thu tài chính, chủ yếu đến từ việc giảm lãi tiền gửi. Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông, BIC đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 giảm so với năm 2021, nguyên nhân đến từ lợi nhuận hoạt động đầu tư tăng trưởng thấp trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp.
Không chỉ BIC, các công ty bảo hiểm khác cũng dự báo về một bức tranh kém sáng trong năm 2022. PTI cho rằng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tăng trưởng 8-10%, thấp hơn mức tăng trưởng trước đại dịch Covid-19. Công ty này cũng cho biết theo một số chuyên gia trong ngành, khó kỳ vọng vào một sự tăng trưởng đột phá cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2022.
Trước những dự báo này, phần lớn các công ty bảo hiểm niêm yết trên sàn đã tỏ ra thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2022 khi mục tiêu doanh thu vẫn kỳ vọng tăng nhưng mục tiêu lợi nhuận lại sụt giảm. Chẳng hạn như PRE lên kế hoạch tổng doanh thu năm 2022 tăng 5,6%, trong khi lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm dự kiến giảm 8,3%, lợi nhuận từ đầu tư tài chính dự kiến giảm 6%. Hay như PGI với kế hoạch lợi nhuận giảm tới gần 43% dù tổng doanh thu kỳ vọng tăng 8,4%. BLI cũng dự báo tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế sẽ giảm tới 25%, trong khi PTI dự báo lợi nhuận trước thuế giảm 20,9%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.