'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo số liệu được đưa ra tại chương trình "Đối thoại Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ bứt phá" tổ chức mới đây tại Hà Nội, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đã có những thay đổi đáng ghi nhận, doanh nghiệp đã có nhiều thuận lợi để hoạt động và “bứt phá” trong năm 2019.
Khi bàn về “bứt phá” của kinh tế tư nhân, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho rằng doanh nghiệp tư nhân muốn “bứt phá” phải phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là Chính phủ có tạo điều kiện hay không và bản thân doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực, đủ trình độ và quyết tâm bứt phá hay không.
Theo Chủ tịch HĐQT Vinaconex Đào Ngọc Thanh, Chính phủ cần tạo cơ chế và bản thân doanh nghiệp tư nhân cần có đủ trình độ quyết tâm. Trong đó, ông Thanh nhấn mạnh về việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những yếu tố quan trọng, bởi điều đó đồng nghĩa với việc trao cho doanh nghiệp tư nhân miếng bánh thị trường nhiều hơn và cơ hội phát triển.
Lấy dẫn chứng từ câu chuyện cổ phần hóa Vinaconex, ông Thanh nói: “Năm 2017, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bán trên 20% vốn của Vinaconex trên sàn chứng khoán nhưng không ai mua.
"Bản thân nhà nước không muốn bán hẳn, mà chỉ bán một phần, bán từ từ vì lo sợ điều gì đó. Kết quả việc thoái vốn đã không thành công nên không thể bứt phá được. Đến năm 2018, nhà nước bán quyết định toàn bộ vốn của Vinaconex, cuộc đấu thầu đã rất thành công. nhà nước thu về gần 10.000 tỷ đồng, đấy là bứt phá. Bản thân chúng tôi một nhóm cổ đông mua về gần 58% cổ phần, vượt giá sàn 2.000 tỷ đồng”.
Ông Thanh cho biết thêm: “Đến bây giờ tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp không cần nhà nước quản lý, nhà nước có thể làm những việc khác quan trọng hơn. Tôi làm nghề xây dựng, tôi thấy đến nay vẫn có nhiều tập đoàn, tổng công ty xây dựng chưa thoái vốn được, chưa cổ phần hóa được. Tôi nghĩ cứ chần chừ như thế thì làm sao mà bứt phá được".
Liên quan tới vấn chủ đề này, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cho rằng: Việt Nam cần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của kinh tế tư nhân (KTTN) và đặc biệt phải tạo sân chơi bình đẳng cho KTTN.
"Nếu doanh nghiệp tư nhân là con của trọng tài thì đương nhiên trận đấu không công bằng", Giám đốc quốc gia IFC nhận định.
Qua đó, ông cho rằng người trọng tài phải thực sự độc lập và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân phải có sân chơi thực sự công bằng thì mới tạo được "bứt phá" như phương châm của Chính phủ Việt Nam trong năm 2019.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết tuy cải cách hành chính có giảm và thủ tục thuận lợi hơn nhưng vẫn còn không ít những thủ tục làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Từ đó, TS Phan Hữu Thắng đưa ra ba điều kiện nếu muốn các doanh nghiệp tư nhân bứt phá. Thứ nhất, cần phải nâng cao chất lượng; thứ hai, nhà nước cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và thứ ba, các doanh nghiệp cần phải khai thác hiệu quả nguồn vốn ở bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI.
Sự “bứt phá” của doanh nghiệp tư nhân gắn với sự bứt phá trong tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng “bứt phá” ở đây không phải chỉ là chỉ tiêu kinh tế mà bứt phá về tư duy, cải cách thể chế, nâng cao thủ tục hành chính, xóa bỏ những quy định là rào cản đối với doanh nghiệp…
Theo đó, Luật sư Trương Thanh Đức chỉ ra 2 điều thừa và 7 điều nhà nước cần phải xóa bỏ.
Trong 2 điều thừa, luật sư Trương Thanh Đức đặc biệt nhấn mạnh: nhà nước cần phải nhanh chóng rút lui khỏi thị trường, phải thừa nhận kinh doanh là việc của tư nhân, dứt khoát không phải việc của nhà nước. Chính vì thế, theo ông Đức, doanh nghiệp nhà nước cần phải giảm mạnh, giảm nhanh cả về quy mô lẫn số lượng.
“Số lượng DNNN thì giảm nhiều rồi. Tôi nhớ lúc tôi đi làm 11.500 doanh nghiệp, bây giờ còn có mấy trăm nhưng thực chất có giảm đâu? Con số đưa ra mới cổ phần hóa chưa được 10% vốn nhà nước. Chưa được 1/10 tôi cho là chưa được gì. Hiện tại, nhà nước đã 'ngộp' vì quản lý rồi, không để 'chết chìm' vì kinh doanh nữa. Nhà nước phải điều tiết của thị trường nhưng đừng tranh miếng bánh của thị trường”, ông Trương Thanh Đức bày tỏ quan điểm.
Riêng với 7 điều nhà nước cần xóa bỏ, theo ông Đức kiến nghị bao gồm: xóa bỏ con dấu doanh nghiệp, xóa bỏ ít nhất 1/3 các ngành nghề kinh doanh và ít nhất 1/2 điều kiện kinh doanh, xóa bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh, xóa bỏ ranh giới giữa công ty TNHH và công ty cổ phần nước ngoài, xóa bỏ Luật Đầu tư, xóa bỏ hộ kinh doanh và cuối cùng là xóa bỏ kiểu cách đổi mới.
Về xóa bỏ kiểu cách đổi mới, theo ông Đức, hiện tại các cơ quan nhà nước, các cán bộ nhà nước đã có “nghệ thuật” lách luật và đối phó với doanh nghiệp.
Lấy ví dụ về quy định mới đây liên quan đến việc lợn chỉ được ăn cái này, cái kia theo Thông tư 02 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam, luật sư Trương Thanh Đức cho đó chỉ là “lách luật”.
“Hiến pháp và luật nói rằng Quốc hội được cấm với 4 điều kiện, Chính phủ không được cấm gì hết, còn Bộ thì không đủ tuổi để cấm. Cuối cùng thay vì họ cấm lợn ăn cái này thì lại viết thành chỉ được ăn cái kia. Thậm chí, nực cười ở chỗ, báo chí chỉ nêu là cà rốt, cây chuối lợn không được ăn, nhưng nếu đọc kỹ văn bàn này, lợn không được ăn bất kỳ loại rau cỏ gì. Không có từ rau trong văn bản. Như vậy, hàng nghìn loại đặc sản của người hay người vẫn ăn thì lợn cũng không được phép ăn”, ông Đức băn khoăn.
"Nếu không có những đột phá chính sách thực sự thì sẽ không có chuyện bứt phá đúng nghĩa", luật sư Trương Thanh Đức khẳng định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.