Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại kỳ họp Quốc hội diễn ra hồi tháng 11 vừa qua, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2018.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện nay.
- Thưa ông, chỉ còn ít ngày nữa Luật TCTD sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Đây là một bộ luật quan trọng, sẽ tác động rất lớn tới toàn hệ thống ngân hàng, đặc biệt là quy định liên quan tới việc cho phá sản ngân hàng. Dưới góc độ chuyên gia có nhiều năm hoạt động trong ngành này, ông đánh giá như thế nào?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Tôi cho rằng, Luật TCTD sửa đổi thể hiện bước ngoặc trong việc quản lý, điều hành hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Cũng phải nói thêm rằng, trước đây đã có Luật Phá sản doanh nghiệp và trong đó dành hẳn một chương về thủ tục phá sản TCTD nhưng những điều khoản ở đây chỉ quy định về mở thủ tục phá sản, thủ tục thanh lý tài sản của ngân hàng và việc phân bổ tài sản được thanh lý để hoàn trả các nghĩa vụ nợ của ngân hàng.
Còn Luật TCTD sửa đổi nhắm vào các phương án cơ cấu lại TCTD trong đó có phương án phá sản. Phương án cơ cấu lại bao gồm những phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển giao bắt buộc và phá sản. Có nghĩa là Luật TCTD sửa đổi nhắm vào việc xử lý những TCTD yếu kém với nhiều phương pháp để phục hồi và duy trì TCTD trước khi phương án phá sản được áp dụng.
- Chỉ còn gần một tuần nữa là có hiệu lực, hiện tại có một số ý kiến lo lắng rằng nếu đi vào hiệu lực thì các ngân hàng hoạt động thuộc diện yếu kém có nguy cơ bị phá sản, thưa ông?
Mọi người cũng thấy, dù Luật Phá sản có hiệu lực nhiều năm nhưng cho tới thời điểm này chưa có trường hợp nào phá sản. Trong quá khứ một số ngừng hoạt động do lệnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do gặp những vấn đề trong điều hành, vốn chủ sở hữu không đảm bảo, hoạt động không hiệu quả nhưng chưa từng có ngân hàng nào bị tuyên bố phá sản cả.
Trong lịch sử cận đại của ngành ngân hàng từ sau năm 1975 đến nay chưa có ngân hàng nào bị mở thủ tục phá sản. Chẳng hạn Ngân hàng Việt Hoa đã ngưng hoạt động từ lâu theo lệnh của NHNN nhưng ngân hàng chưa bao giờ bị tuyên bố phá sản và bị thanh lý tài sản theo Luật Phá sản.
Gần đây nhiều người gọi điện hỏi tôi rằng, ngày 15/1 Luật các TCTD sửa đổi có hiệu lực thì có lo ngân hàng phá sản không? Tôi muốn trấn an mọi người rằng, việc phá sản ngân hàng sẽ không xảy ra ngày một ngày hai. Muốn thực hiện phương án phá sản, NHNN sẽ phải trước nhất đưa một ngân hàng vào diện "kiểm soát đặc biệt" rồi từ đó áp dụng những phương án cơ cấu lại như đã trình bày ở trên trước khi yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.
Riêng về biện pháp Kiểm soát đặc biệt Luật TCTD sửa đổi quy định cụ thể những trường hợp nào một TCTD được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, và trong thời gian kiểm soát đặc biệt nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN, chính phủ cũng được quy định cụ thể, trong đó có khoản vay đặc biệt mà TCTD được vay để phục hồi.
Sau cùng là việc kiểm soát đặc biệt được đánh giá ra sao và những phương án cơ cấu lại TCTD dựa trên kết quả của việc kiểm soát đặc biệt sẽ phải được thực hiện theo một trình tự đã được quy định.
Thời gian kiểm soát đặc biệt kéo dài bao lâu tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi ngân hàng. Trong trường hợp Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), NHNN kiểm soát đặc biệt trong hai năm và cuối cùng được NHNN mua lại với giá 0 đồng năm 2015. Tuy nhiên theo tôi với Luật TCTD sửa đổi đưa ra những quy trình cụ thể để cơ cấu lại TCTD thì thời gian kiểm soát đặc biệt có thể ngắn hơn nhiều.
- Trong trường hợp phá sản thì quyền lợi của người gửi tiền sẽ ra sao, thưa ông?
Trong trường hợp phá sản thì tòa án sẽ chỉ định một quản tài viên quản lý ngân hàng đó và bắt đầu thanh lý tài sản có tài sản, nợ của ngân hàng.
Trước tiên, người gửi tiền sẽ được Công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia (DIV) bồi thường tối đa cho mỗi khách hàng số tiền 75 triệu đồng. Người nào gửi trên số tiền trên sẽ phải đợi quản tài viên thanh lý tài sản của ngân hàng và thực hiện việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng theo một trình tự được quy định trong Luật phá sản: chi trả cho chi phí phá sản, trả lương cho cán bộ nhân viên, trả lại số tiền DIV đã trả cho người gửi tiền trước đó, trả nghĩa vụ tài chính với nhà nước, trả các khoản nợ không có thế chấp, các khoản nợ có thế chấp, các nghĩa vụ trả nợ khác, và cuối cùng cổ đông có thể được trả lại một phần hay toàn phần vốn góp của mình nếu còn tiền sau khi thanh toán những nghĩa vụ trước đó.
Nói tóm lại là người gửi tiền trước nhất là được bồi thường đến 75 triệu đồng từ Bảo hiểm tiền gửi quốc gia, sau đó sẽ phải chờ tòa án thanh lý tài sản và có khả năng được hoàn trả 100% số tiền đã ký gửi ngân hàng.
Thực tế tại các quốc gia khác thì khó mà người gửi tiền có thể lấy lại 100% số tiền ngoài số tiền đã được Bảo hiểm tiền gửi quốc gia bồi thường. Thông thường một ngân hàng bị đưa vào thủ tục phá sản thường là một ngân hàng đã mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ, tiền mặt đã cạn kiệt, các tài sản sinh lời như cho vay, đầu tư đã mất nhiều giá trị vì chứa đựng nhiều rủi ro, tài sản bất động sản đã được đem bán để trả nợ trước đó. Thanh lý tài sản và lấy về được 50% trên giá trị sổ sách của tài sản có đã là may mắn lắm rồi, trong khi nghĩa vụ trả nợ bao gồm tiền gửi của khách hàng, lương nợ cán bộ nhân viên, nợ thuế cho Chính phủ và các TCTD khác là rất lớn. Chính vì lý do này mà tại hầu hết các quốc gia, phá sản ngân hàng là biện pháp cuối cùng.
Trước khi nói đến phá sản các cơ quan quản lý ngân hàng thường tìm cách sáp nhập hay bán ngân hàng (toàn phần hay từng phần) cho một tổ chức kinh tế khác. Một tổ chức kinh tế khác khi sáp nhập hay mua toàn phần một ngân hàng sẽ lãnh nhận tất cả tiền gửi khách hàng của ngân hàng đó và người gửi tiền có thể an tâm được một ngân hàng khác bảo đảm số tiền mình đã ký thác trước đó. Ở Việt Nam, ba ngân hàng thương mại mà NHNN đã mua lại trong thời gian 2 năm qua với giá 0 đồng có thể được xem như được giải quyết theo hướng này.
Có thể thấy rằng, giải pháp phá sản tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật chỉ được thực hiện khi không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đến quyền và lợi ích hợp pháp cũng như niềm tin của người gửi tiền.
- Theo ông thì với hàng loạt những cơ chế, quy trình đó có thể thấy NHNN sẽ có những động thái can thiệp, quản lý sát sao hơn hệ thống ngân hàng khiến người tiêu dùng yên tâm hơn và tin tưởng hơn về hoạt động an toàn của hệ thống? Hay nói một cách khác, nhìn một cách tích cực, những cơ chế này cũng giống như "lá chắn" để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?
Chính xác, Luật các TCTD sửa đổi quy định rất chặt chẽ về việc NHNN phải can thiệp sớm vào các TCTD có nguy cơ, sau đó mới đưa vào kiểm soát đặc biệt và áp dụng phương án để hồi phục hay cho phá sản. Song song với đó, NHNN có nhiều công cụ với cơ chế đặc biệt để hỗ trợ cho ngân hàng có thể hoạt động, phục hồi trở lại.
Tôi rất tin tưởng với tất cả những cơ chế, biện pháp, kế hoạch của Chính phủ và NHNN thì nếu ngân hàng có rơi vào vòng kiểm soát đặc biệt thì vẫn có khả năng thoát ra được và sau đó hoạt động bình thường như các TCTD khác.
Tôi cũng cho rằng, Luật này sẽ góp phần khiến hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra nhanh hơn, giúp các ngân hàng đang tái cơ cấu sớm hoàn thành mục tiêu của mình, và nhất là sẽ không ỷ lại vào việc luôn được NHNN bảo hộ và không cho phá sản. Các ngân hàng sẽ phải tự tạo năng lực cạnh tranh để tự tồn tại.
Một điều rất lợi cho nền kinh tế là từ việc cạnh tranh bình đẳng các ngân hàng sẽ không còn động thái tùy tiện nâng lãi suất để huy động vốn, vì việc nâng lãi suất trên mức bình quân của thị trường sẽ đưa ra tín hiệu là ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản, và từ đó làm cho người gửi tiền cảnh giác với nguy cơ ngân hàng phá sản và tránh những ngân hàng nâng lãi suất cao.
Từ nay chúng ta có thể kỳ vọng lãi suất huy động và cho vay sẽ được cân bằng do cung cầu và những tín hiệu minh bạch của thị trường, chứ không còn dựa vào "cơ chế bảo hộ’’ của NHNN.
Hiện tại hệ thống ngân hàng đang phát triển ổn định và có những ngân hàng tái cơ cấu rất thành công như Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) là một ví dụ. NCB trước đây quy mô hoạt động nhỏ nhưng thời gian qua tái cơ cấu mạnh mẽ, tăng đươc vốn chủ sở hữu, tái cơ cấu Hội đồng quản trị, Ban điều hành, tăng cường sản phẩm, dịch vụ. Với nỗ lực đó, nhà băng này đã có kết quả kinh doanh rất tốt cho năm 2017, thậm chí còn có phương án tăng cường vốn để tiến vào hàng ngũ những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống.
Với những quy định mới và việc áp dụng Basel II trong thời gian sắp tới, những ngân hàng hiện tại hoạt động hiệu quả và đang tái cơ cấu sẽ càng có thêm cơ hội, sự hỗ trợ để tiến vào hàng ngũ ngân hàng mạnh tiêu biểu tượng cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam, và có khả năng thâm nhập vào những thị trường tài chính quốc tế.
Ngân hàng hoạt động lành mạnh và phát triển trong nước và quốc tế là tiền đề cho an ninh tiền tệ quốc gia và sự an toàn cho người gửi tiền.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.