Tài chính tiêu dùng

Mobile Money sẽ hút hàng trăm nghìn tỷ chi tiêu mỗi tháng?

Với khoảng 127 triệu thuê bao di động hiện nay, dự kiến dịch vụ tiền di động (Mobile Money) sẽ hút hàng trăm ngàn tỷ đồng chi tiêu mỗi tháng.

Mobile Money sẽ hút hàng trăm nghìn tỷ chi tiêu mỗi tháng?

Mobile Money sẽ hút hàng trăm nghìn tỷ chi tiêu mỗi tháng?

Có thể hút gần 400 nghìn tỷ mỗi tháng?

Đến cuối năm 2020, cả nước có khoảng 127 triệu thuê bao di động. Nếu có 30% số thuê bao này sử dụng dịch vụ Mobile Money và chi tiêu 1 triệu đồng/thuê bao/tháng thì tổng số tiền chi tiêu qua Mobile Money của người dân qua kênh này cũng lên tới 38,1 nghìn tỷ đồng.

Còn nếu số thuê bao trên chi tiêu đến con số tối đa được phép là 10 triệu đồng/tháng, tổng số tiền được thanh toán qua dịch vụ Mobile Money lên đến 381 nghìn tỷ đồng hàng trăm nghìn tỷ đồng/tháng.

Con số này lớn hơn tổng số vốn mà Kho bạc Nhà nước đã huy động được thông qua đấu thầu trái phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong cả năm 2020 vừa qua (gần 324 nghìn tỷ đồng).

Nếu tỷ lệ người dân sử dụng dịch Mobile Money lớn hơn 30% thì số tiền chi tiêu qua kênh này sẽ còn cao hơn rất nhiều, chưa kể số tiền người dân nạp vào tài khoản mà chưa được sử dụng sẽ còn cao hơn nữa.

Nhà mạng bảo mật ra sao?

Với số tiền “chảy” vào kênh thanh toán này rất lớn, các nhà mạng sẽ bảo mật thông tin và an toàn giao dịch người dùng như thế nào?

“Để triển khai Tiền di động, Viettel cũng áp dụng công nghệ bảo mật thông tin ở mức độ cao nhất - với lợi thế sở hữu các đơn vị an ninh mạng, không gian mạng đảm bảo kiểm soát an toàn thông tin cho mọi khách hàng sử dụng dịch vụ. Công nghệ tự động nhận diện ra các giao dịch, thuê bao bất thường để kịp thời ngăn chặn, bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng”, đại diện Viettel thông tin với Báo Giao thông.

Đại diện này cũng cho biết, trong quá trình triển khai ViettelPay, Viettel đã xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro theo dõi 24/24 về chất lượng sản phẩm, đảm bảo khách hàng sẽ không gặp rủi ro tài chính khi giao dịch.

Theo “hiến kế” của chuyên gia Cấn Văn Lực, cần hạn chế rủi ro mất tiền trong tài khoản khách hàng bằng cách quy định phải luôn có mã xác thực, mã PIN hoặc mật khẩu khi thực hiện giao dịch trên điện thoại.

“Giải pháp này nhằm xác minh danh tính người dùng, cho phép mọi giao dịch được giám sát, có thể định vị thuê bao di động thực hiện giao dịch. Ngoài ra, người sử dụng cũng cần nâng cao ý thức và hành động để bảo mật, hiểu về quyền và thủ tục khiếu nại để giải quyết hiệu quả khi rủi ro xảy ra”, ông Lực nói.

Tin mới lên