Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Những ngày qua, thông tin các cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê nhiều lô đất/thửa đất tại Đà Nẵng đã gây xôn xao dư luận.
Đã có những lo ngại về lỗ hổng trong cơ chế chính sách khiến cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm đất đai tại Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia pháp chế thuộc Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):
- Ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm đất đai tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Minh Đức: Tôi nghĩ ở đây cần phải hiểu một cách chính xác rằng không phải doanh nghiệp Trung Quốc mà là doanh nghiệp có chủ sở hữu là người Trung Quốc đang mua đất tại Việt Nam.
Về mặt pháp lý thuần túy, doanh nghiệp có 100% vốn Trung Quốc đi chăng nữa vẫn là doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam, vì được thành lập tại Việt Nam, do Nhà nước Việt Nam cấp đăng kí kinh doanh.
Và doanh nghiệp này thì vẫn có quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc hay 100% vốn Mỹ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vốn nước ngoài có quyền sử dụng đất hạn chế hơn so với doanh nghiệp vốn trong nước. Quy định này đã có trong Luật Đất đai 2013 (Điều 184).
Còn đối với các doanh nghiệp mang quốc tịch nước ngoài (không thành lập pháp nhân tại Việt Nam) thì không không có quyền mua đất tại Việt Nam. Cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam cũng không thể mua đất tại Việt Nam.
Vấn đề mà dư luận lo ngại là hiện tượng người Trung Quốc mua lại cổ phần của công ty Việt Nam, qua đó giành được quyền “sở hữu” đất (chính xác là quyền sử dụng đất).
Về vấn đề này, pháp luật cũng đã có điều chỉnh. Khi cổ đông/thành viên người Việt Nam tại một công ty bán lại cổ phần/vốn góp cho cổ đông/thành viên nước ngoài, họ sẽ tự động bị chuyển phân loại đối tượng và quyền sử dụng đất của họ cũng bị thay đổi.
Vướng mắc chỉ nằm ở việc: cơ quan đăng kí kinh doanh thì nắm được thông tin về thay đổi vốn/cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp nhưng cơ quan quản lý đất đai lại không nắm được để áp quy định tương ứng.
Cách giải quyết rất đơn giản là đồng bộ thông tin giữa các cơ quan.
- Liệu có thể ngăn chặn việc doanh nghiệp Việt bán cổ phần cho đối tác Trung Quốc?
Trước hết phải nói là chính quyền các cấp cũng tỏ ra thận trọng với hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc mua bán đất đai tại Việt Nam. Việc từ chối doanh nghiệp Trung Quốc xin đất cũng không phải hiếm, dù không ai nói thẳng lý do. Cái này không phải do luật nào điều chỉnh mà là do cách hành xử của các cấp chính quyền.
Trong trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam có đất, sau đó bán cổ phần cho người Trung Quốc, các cấp chính quyền không thể ngăn chặn được, vì thủ tục này không cần phải xin phép chính quyền.
Tuy vậy, có một cách để ngăn chặn điều này là tòa án tuyên bố vô hiệu đối với giao dịch chuyển nhượng cổ phần đó. Nhưng để làm được điều này thì Việt Nam phải sửa luật. Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung 1 quy định vào luật rằng trong trường hợp vì lý do an ninh quốc gia, chính quyền có thể yêu cầu toà án tuyên vô hiệu một giao dịch chuyển nhượng cổ phần.
- Theo ông nên bổ sung quy định này vào luật nào?
Có thể bổ sung vào Luật Đầu tư, Luật Đất đai hoặc Luật Doanh nghiệp nhưng theo tôi, toàn diện nhất là Luật An ninh quốc gia, vì chúng ta hướng tới không chỉ giao dịch chuyển nhượng cổ phần hay chuyển nhượng đất mà còn gồm các loại giao dịch khác như mua bán tài sản, cho thuê mượn tần số viễn thông, hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài...
Tuy vậy, tôi khuyến nghị rằng việc xây dựng, bổ sung điều luật này cần rất thận trọng vì nó sẽ tạo ra nguy cơ cản trở hoạt động chuyển nhượng chính đáng của doanh nghiệp. Ví dụ một doanh nghiệp Việt muốn bán cổ phần nhà đầu tư Mỹ nhưng chính quyền vẫn có thể tuyên giao dịch mua bán này vô hiệu khiến nhà đầu tư Mỹ lo sợ sự bất ổn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Tất nhiên, ở các nước, việc tuyên vô hiệu giao dịch cũng có không ít, nhưng vì hệ thống tư pháp của họ rất tốt nên nhà đầu tư tin tưởng, còn ta thì chưa thể được như vậy.
- Như các phân tích ở trên của ông thì cơ chế “đánh chặn” nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm đất đai, doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang tồn tại lỗ hổng?
Có thể nói rất tiếc là Luật An ninh quốc gia của Việt Nam hiện nay chưa giải quyết được bài toán phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Trong khi đó, ở Luật Đấu thầu, chúng ta xác lập cơ chế ưu tiên lựa chọn nhà thầu có năng lực cao nhất, phương án kỹ thuật tốt nhất và giá thấp nhất, nhưng chúng ta không biết làm thế nào nếu nhà thầu tốt nhất đó lại là một doanh nghiệp quân đội của một quốc gia khác.
Hay như hiện nay, ta không thể ngăn chặn được việc doanh nghiệp của một quốc gia có xung đột với Việt Nam mua lại dự án của công ty Việt Nam, mà dự án đó lại nằm ở vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Theo tôi được biết, cách “đánh chặn” của Việt Nam hiện nay là “ẩn” dưới các dạng giấy phép. Ví dụ để được cấp phép, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ để phía chính quyền Việt Nam thẩm định. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ cân nhắc yếu tố an ninh và viện dẫn một lý do khác để từ chối.
Cách làm này cũng có hiệu quả nhưng lại rất rủi ro, vì nó phụ thuộc rất lớn vào cán bộ thực thi. Đó là chưa kể cơ chế “đánh chặn” này phải dựa vào một thủ tục hành chính và nếu nguy cơ mất an ninh đến từ các giao dịch không cần thủ tục thì chúng ta “hết võ”.
- Vậy khuyến nghị của ông là gì?
Ngoài ý tưởng bổ sung một điều luật để tòa tuyên vô hiệu các giao dịch như đã nói ở trên, tôi nghĩ cách làm hiệu quả hơn là Luật An ninh quốc gia nên liệt kê các “vùng cấm” như: khu vực nào, ngành nghề nào, loại hình nào không cho hoặc hạn chế nhà đầu tư nước ngoài. Cách làm này minh bạch và chắc chắn hơn.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.