'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quy định được bà Hải Yến nhắc tới là khoản 3 Điều 42 dự thảo. Điều khoản này quy định: “Trường hợp chuyển nhượng một phần dự án đầu tư, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đối với phàn dự án chuyển nhượng, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với phần dự án nhận chuyển nhượng trong trường hợp dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư”.
Như vậy, theo quy định này, khi chuyển nhượng dự án, nhà đầu tư không phải thực hiện việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi kí hợp đồng chuyển nhượng như Luật Đầu tư 2014. Tuy nhiên, quy định này sẽ làm phát sinh 2 thủ tục là: điều chỉnh với phần dự án chưa chuyển nhượng và chấp thuận lại chủ trương đầu tư với phần dự án đã chuyển nhượng.
Bà Hải Yến cho rằng quy định này bất hợp lý vì bản chất dự án trước khi chuyển nhượng đã thực hiện xong thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, còn dự án sau khi chuyển nhượng không có sự thay đổi về quy mô, mục đích mà chỉ có sự thay đổi về nhà đầu tư thực hiện.
“Do đó, việc yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau khi chuyển nhượng một phần dự án là bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp”, đại diện của FLC nhấn mạnh và đề nghị ban soạn thảo dự thảo quy định lại điều khoản này, trong đó cần xem xét theo hướng tinh gọn, cắt giảm thủ tục cho nhà đầu tư.
Một quy định mang tính “làm khó” nhà đầu tư khác được bà Hải Yến chỉ ra là Điều 51 dự thảo.
Điều khoản này quy định rằng: trong trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư có đề nghị nhà nước chuyển mục đích sử dụng một phần đất thuộc dự án, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đối với phần dự án không đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện thủ tục chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 53 nghị định này và thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư và nghị định này.
Bà Hải Yến cho rằng quy định nói trên là chưa phù hợp với bản chất của việc điều chỉnh mục đích sử dụng đất thực hiện dự án. Bởi lẽ, nhà đầu tư đã được nhà nước giao đất/cho thuê đất để thực hiện dự án mà, theo Luật Đất đai, người sử dụng đất được quyền đề xuất điều chỉnh mục đích sử dụng đất đã được nhà nước giao/cho thuê trước đó.
“Như vậy, việc điều chỉnh mục đích sử dụng đất hay điều chỉnh mục tiêu đầu tư cần phải xác định là quyền của người sử dụng đất/của chủ đầu tư dự án.
“Việc buộc phải thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với phần dự án có đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất sẽ loại bỏ quyền của nhà đầu tư đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó đồng thời vô hiệu hóa quy định về quyền được điều chỉnh mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai.
“Bên cạnh đó, việc chấm dứt và lựa chọn lại sẽ là phức tạp trong việc xác định và bồi thường cho các chi phí mà nhà đầu tư đã đầu tư trên đất khi thực hiện dự án”, bà Hải Yến lập luận.
Ngoài 2 vấn đề trên, một điểm đáng chú khác trong góp ý của bà Hải Yến đối với dự thảo là quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 29 dự thảo về các loại dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của UBND tỉnh (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 32 Luật Đầu tư):
“b) Dự án đầu tư có đề nghị giao đất, cho thuê đất không thuộc một trong các trường hợp sau: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thuê quyền sử dụng đất; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Bà Hải Yến cho rằng với nội dung trên, quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư đã bị vô hiệu hóa. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 4, Điều 29 Luật Đầu tư thì “Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây: nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Như vậy, theo khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư, dự án nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhưng theo quy định hướng dẫn hiện tại thì không thể xác minh được thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án thuộc loại này.
“Quy định tại khoản 2 Điều 29 dự thảo nghị định đã loại trừ trực tiếp nhóm dự án này thuộc nhóm thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh”, bà Hải Yến nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.