(VNF) - Hàng nghìn dự án, hàng vạn tòa cao ốc, hàng trăm nghìn căn hộ đang là diện mạo của thị trường bất động sản hôm nay – một thị trường từ 2020 đã có quy mô vượt quá 200 tỷ USD và được dự báo sẽ đạt khoảng 1.230 tỷ USD vào năm 2030. Nhưng trước khi có được những con số ấn tượng nêu trên, thị trường bất động sản Việt Nam đã từng “không có gì”. Đó là chuyện của hơn 30 năm trước.
Giai đoạn ban sơ của thị trường bất động sản Việt Nam
Khai sinh
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc – Vũ Cương Quyết khi đó mới là một cậu trai trên dưới 10 tuổi. Trong trí nhớ của cậu, Hà Nội năm ấy là một thành phố bình dị, được đặc trưng bởi những dãy phố thấp tầng, vài khu nhà tập thể, một vài khách sạn công với chiều cao “khiêm tốn”.
Người Hà Nội hầu như chưa biết tới khái niệm “thị trường bất động sản”. Việc mua bán nhà, đất vẫn có, nhưng chỉ là một nhu cầu tất yếu của đời sống chứ chưa ai có ý thức đó là một nghề. 99% giao dịch được thực hiện bằng vàng, vì đồng tiền Việt Nam trước đó ít năm đã trải qua một cơn chấn động bởi vụ “đổi tiền” lịch sử.
Buôn bán đã ít ỏi nên việc cho thuê lại càng không tồn tại. Chuyện người Hà Nội cho nhau mượn nhà là hết sức phổ biến.
Cho tới đầu thập niên 90, những chuyển động tích cực của nền kinh tế sau “Đổi mới” mới tác động lên thị trường nhà, đất: giao dịch xuất hiện nhiều hơn, giá cả cũng có sự tăng trưởng. Một thị trường bất động sản sơ khai đã được ra đời.
Luật Đất đai năm 1993 và Pháp lệnh Nhà ở đã thêm một cú hích cho thị trường bất động sản phát triển. Cùng với đó, triển vọng về việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ cũng trở nên rõ nét hơn. Một làn sóng di dân về sinh sống, làm ăn tại Hà Nội hình thành, tạo tiền đề cho “cơn sốt” đầu tiên của thị trường bất động sản Thủ đô.
“Người dân các tỉnh đổ về Hà Nội làm việc và kinh doanh. Giới nhà giàu Hà Nội đua nhau xây nhà cho thuê, đặc biệt là xây khách sạn, để đón trước nhu cầu thuê khách sạn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Đến năm 1995, khi hai nước bình thường hóa quan hệ, sự bùng nổ nhu cầu đầu tư tại Hà Nội đã diễn ra. Việc làm nhà cho thuê, văn phòng cho thuê, khách sạn sôi động suốt các năm 1995 – 1997 và chỉ chịu lắng xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm kế tiếp”, ông Quyết cho biết.
Những người đặt nền móng
Cùng với sự dịch chuyển tự phát của thị trường nhà, đất Thủ đô cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 theo sự dẫn dắt của các động lực kinh tế, một sự đầu tư chuyên nghiệp cũng đã được hình thành.
Năm 1989, Bộ Xây dựng đã quyết định thành lập Công ty Phát triển nhà và đô thị (về sau là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD). Đây là doanh nghiệp duy nhất được Bộ Xây dựng lập ra để làm nhiệm vụ phát triển nhà ở.
HUD đã có những bước đi chập chững tại các khu nhà nhỏ bé ở Ao Xương (Giáp Bát), Đầm Trai (Phương Liệt)… trước khi thực hiện dự án khu dân cư lớn đầu tiên quy mô hơn 6ha tại Giáp Bát (nay thuộc quận Hoàng Mai) năm 1992.
Đây được xem là dự án có ý nghĩa như “vụ nổ lớn” (Big Bang) xác lập tính chuyên nghiệp cho thị trường bất động sản Hà Nội. Tiếp đà thắng lợi, HUD khởi công khu nhà ở Bắc Linh Đàm (quận Hoàng Mai) quy mô 24ha năm 1997 – dự án được đánh giá là tạo ra bước ngoặt to lớn cho đơn vị này nói riêng và thị trường Hà Nội nói chung.
Thành công của HUD đã thôi thúc các doanh nghiệp xây dựng khác tiến vào lĩnh vực nhà ở đầy tiềm năng mà Vinaconex (Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam) là đơn vị dẫn đầu. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, người từng đảm nhiệm cương vị phó tổng giám đốc Vinaconex giai đoạn đầu tiên, nhớ lại: “Năm 1987, tôi về Vinaconex cùng với 5 người khác, được điều từ Licogi sang. Khi ấy, ông Vũ Khoa làm tổng giám đốc.
Ông Khoa là người có tư tưởng tân tiến, không chỉ chú trọng việc làm ăn với nước ngoài mà còn có tư duy không chỉ thuần túy làm xây dựng. Bởi vậy, Vinaconex là công ty đầu tiên của ngành Xây dựng làm nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản”.
“Dự án đầu tiên đánh dấu sự tham dự của Vinaconex vào thị trường bất động sản là khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính. Đây là dự án lớn nhất, hiện đại nhất lúc bấy giờ. Những năm đầu thập niên 90, tòa nhà cao 11 tầng đã là cao lắm rồi, thế nên các tòa nhà 17 tầng rồi 24 tầng ở Trung Hòa – Nhân Chính được xem là đỉnh cao của thời đó”, ông Hiệp cho biết.
Theo ông Hiệp, ngày ấy, xin dự án rất dễ, không phải đấu thầu như bây giờ. Vinaconex là doanh nghiệp nhà nước nên lại càng dễ. Tư duy làm bất động sản của các doanh nghiệp cũng rất đơn giản: chỉ cần xây nhà ở, chưa cần quan tâm tới tiện ích, và cứ xây lên là có thể bán.
Trên thực tế, chủ đầu tư cũng chẳng tốn công quảng cáo bán hàng mà cứ “cắm cái biển dự án xuống là người ta đến mua. Hồi ấy, người mua ở thực chiếm 70% – 75% và thường mua bằng tiền tươi thóc thật, số vay mượn ngân hàng rất ít, vì vậy chung cư bán xong là lấp đầy luôn”.
Vì cầu quá tốt và thị trường còn “thuần tính”, chuyện khiếu nại, tranh chấp hầu như không xảy ra. Mặt khác, luật pháp khi đó chưa có Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản như bây giờ, nên chủ đầu tư hầu như cũng không chịu ràng buộc trách nhiệm nào.
Việc xây dễ, bán nhanh, biên lợi nhuận lớn của “tấm gương” Vinaconex đã tạo ra nguồn động lực to lớn khiến hàng loạt doanh nghiệp ngành Xây dựng khác – mà theo ông Hiệp lên tới con số 16 - lao vào đầu tư bất động sản.
Chẳng hạn như Constrexim (Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam) đã phát triển dự án nhà ở Yên Hòa (quận Cầu Giấy) vào năm 1997 – năm ông Hiệp rời Vinaconex để sang đây làm tổng giám đốc. Dự án này rộng 7ha với 2 tòa nhà đầu tiên là CT3 và CT6, cao 17 tầng. “Anh em chúng tôi tự tổ chức làm, từ xây dựng đến bán hàng và bán rất nhanh. Hợp đồng mua bán cũng vô cùng đơn giản, mà nếu soi xét bằng con mắt của thời nay khéo sẽ có nhiều thiếu sót”, ông Hiệp cho hay.
Có thể nói, sự xuất hiện các dự án khu đô thị, khu nhà ở của HUD, Vinaconex, Constrexim, Handico, Udic, Coma… không chỉ tạo ra sự chuyển biến căn bản về chất của thị trường bất động sản, làm đổi thay diện mạo đô thị mà còn làm nảy sinh một tầng lớp nhà đầu tư cá nhân, chuyên mua đi bán lại các sản phẩm như căn hộ, nhà thấp tầng.
Từ đây, thị trường thứ cấp được hình thành và ngày càng sôi động. Môi giới - kinh doanh bất động sản với tư cách một nghề đã chính thức hiện hiện trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam bấy giờ.
Giai đoạn ban sơ của thị trường bất động sản Việt Nam đã ghi dấu công lao khai phá, đặt nền móng của những con người xuất sắc, đó là ông Nguyễn Hiệp, ông Nguyễn Mạnh Hà (HUD), ông Vũ Khoa, ông Phí Thái Bình (Vinaconex), ông Nguyễn Quốc Hiệp (Constrexim)…
Mấy chục năm qua đi, có người đã nghỉ hưu, có người vẫn miệt mài làm việc, có người khoác áo chuyên gia, có người tự gây dựng cơ đồ. Bằng cách này hay cách khác, những doanh nhân thuộc thế hệ đầu tiên ấy vẫn tiếp tục miệt mài, dựng xây chính sách, tạo nên những công trình, dự án nhà ở mới, đóng góp cho sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam hôm nay.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là
“thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.
(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.