Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngành điện còn “dọa” sẽ cắt hợp đồng, dừng mua điện, bất chấp việc các nhà đầu tư đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để làm dự án theo khuyến khích của Chính phủ. Điều này đang khiến nhà đầu tư điện mặt trời áp mái gặp nhiều khó khăn. Xung quanh vấn đề này, ông Đào Du Dương, Giám đốc Trung tâm Đầu tư - Phát triển năng lượng Việt Nam, đã đưa ra bình luận:
- Ông có thể nói rõ hơn về các khó khăn mà nhà đầu tư điện mặt trời áp mái đang gặp phải?
Ông Đào Du Dương: Điện mặt mặt trời áp mái là loại hình phát triển mạnh trong mấy năm trở lại đây nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về các quy định quản lý, giám sát giữa các bộ ban ngành. Trên thực tế, nhà nước đã có chính sách khuyến khích đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có nhiều văn bản kêu gọi các cá nhân, hộ gia đình đầu tư nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành điện trong nguy cơ thiếu điện trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên do phát triển quá nóng nên cơ sở hạ tầng lưới truyền tải điện không đáp ứng kịp nhu cầu, gây tắc nghẽn hệ thống truyền tải, có nơi mất kiểm soát, làm mất cân đối giữa nguồn – lưới – phụ tải, thậm chí đã có những sự cố xảy ra như quá tải lưới…. Đặc biệt, nhà đầu tư điện mặt trời cũng gặp nhiều rủi ro về mặt chính sách.
- Ông có thể nói rõ hơn đó là những rủi ro nào?
Hiện nay có 5 vướng mắc lớn với các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái. Thứ nhất là vẫn chưa có điều kiện rõ ràng cho việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái khi mà những thẩm định về tiêu chuẩn, tính hợp pháp vẫn chưa rõ và đa phần mang tính tự phát. Ngoài ra, những quy định về trách nhiệm khi xảy ra sự cố vẫn chưa rõ, mặc dù đây là điều rất quan trọng khi làm điện áp mái.
Thứ hai, các quy định để doanh nghiệp thực hiện dự án vẫn đang thiếu tính nhất quán. Chi phí để thực hiện, cấp phép không phải là nhỏ nhưng hiện nay mỗi nơi, mỗi địa phương làm khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng do chưa có hướng dẫn cụ thể.
Thứ ba là vấn đề phòng cháy chữa cháy. Tiếp xúc với doanh nghiệp, nhiều đơn vị phản ảnh với tôi rằng họ đang phải làm hồ sơ đảm bảo nhưng rất khó khăn.
Thứ tư là vấn đề thanh kiểm tra. Mặc dù gặp khó khăn, vướng mắc nhưng doanh nghiệp phải tiếp quá nhiều các đợt thanh tra, kiểm tra của các ban ngành. Do đó, doanh nghiệp đề xuất chỉ nên định kỳ có đoàn liên ngành kiểm tra, đưa ra góp ý cho doanh nghiệp thực hiện, đồng thời cơ quan quản lý cũng nên có đầu mối, đường dây nóng để nhận ý kiến và đưa ra hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Thứ năm, cần phải có quy định về tiêu chí lắp đặt. Thời gian vừa qua có hiện tượng ồ ạt lắp đặt điện mặt trời mái nhà, khiến dự án bị đội giá thành, chất lượng công trình chưa đảm bảo.
- Trước những khó khăn trên, ông có những đề xuất như thế nào để doanh nghiệp sản xuất được thuận lợi hơn trong kế hoạch lắp đặt điện mặt trời phục vụ sản xuất?
Tôi nghĩ trước sau cũng sẽ có chính sách cho nguồn năng lượng sạch này. Nhưng hiện tại, để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, tôi có đề xuất một số giải pháp như sau:
Đầu tiên là gỡ nút thắt giấy phép xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước cần có ngay hướng dẫn để các địa phương tháo gỡ cho EVN và các nhà đầu tư. Về giá mua điện mặt trời áp mái cũng cần có chính sách nối tiếp để nhà đầu tư có cơ sở tham gia, nhằm phát huy tiềm năng thiên nhiên sẵn có và giảm gánh nặng cho ngành điện.
Cùng với đó, các doanh nghiệp khi đầu tư cần tuân thủ các quy định hiện hành để tránh những rủi ro về pháp lý và sự cố như vừa qua. Nếu doanh nghiệp lắp điện mặt trời áp mái chỉ phục vụ sản xuất thì cần nghiên cứu kỹ nhu cầu điện và quy mô đầu tư để đảm bảo lợi ích khi đầu tư điện mặt trời so với khi mua điện của EVN.
Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn cần phải thỏa thuận với EVN để đấu nối vào lưới điện hiện hữu của họ; và dù không có giá mua lắp điện mặt trời áp mái mới vẫn nên thỏa thuận bán điện thừa cho EVN (dưới dạng ghi nhận công tơ); cần có cơ chế mua bán điện trực tiếp không cần thỏa thuận từ EVN vì xây dựng hệ thống điện mặt trời mái nhà tự dùng thì không cần thiết có thỏa thuận đấu nối do điểm đấu nối không nối trực tiếp vào điện của công ty điện lực, nối trong nội bộ hệ thống điện là sở hữu của doanh nghiệp và người dân, hệ thống sử dụng không đẩy công suất lên lưới, gây quá tải hay ảnh hưởng gì đến điểm đấu nối. Các công ty điện lực sẽ kiểm tra các tiêu chuẩn ở giai đoạn kiểm soát và đóng điện.
Điện mặt trời mái nhà chính là nguồn năng lượng phân tán có tính khả thi dễ dàng triển khai nhanh để đáp ứng nhu cầu điện năng tăng cao thời gian tới. Do đó, ngay từ bây giờ cần có kế hoạch thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch. Đặc biệt xét theo xu hướng, điều kiện hội nhập từ các thị trường lớn như Mỹ, Anh và EU thì các ngành xuất khẩu của Việt Nam muốn có đơn hàng bắt buộc phải sử dụng năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, với xu thế giảm giá nhanh của các giải pháp tích trữ, khả năng kết hợp giữa điện mặt trời với tích trữ sẽ có tính cạnh tranh cao trong vòng 3-5 năm tới nên cần nâng cấp cơ sở hạ tầng trong việc truyền tải năng lượng.
Tiếp theo, cần phải công khai và minh bạch trong việc cấp giấy phép vận hành và thẩm định các dự án điện mặt trời áp mái. Hiện nay, việc cấp giấy phép cho việc vận hành của hệ thống đang gặp một số vấn đề khó khăn cho nhà đầu tư. Hơn nữa, các dự án năng lượng mặt trời gắn trên mặt đất cần phải xem xét đến quyền sử dụng đất đai, một vấn đề còn tồn tại rất lớn ở Việt Nam. Mặc dù, các nhà đầu tư có thể được hưởng lợi từ việc miễn tiền sử dụng đất và tiền thuê, các quy trình hành chính có thể mất thời gian và gây ra sự chậm trễ đáng kể.
Cuối cùng, nhằm tạo được sự cạnh tranh, hướng tới nguồn điện sạch, giá cạnh tranh thì cần đẩy nhanh triển khai thị trường điện cạnh tranh bán lẻ theo lộ trình đã có.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.