Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Vi Quốc Tuấn nói: Những năm gần đây, du lịch golf Việt Nam được tô điểm bởi nhiều gam màu đối lập, thu hút nhiều golfer trong nước và quốc tế. Việt Nam nổi lên nhờ sức hấp dẫn khác biệt của một điểm đến mới có địa hình độc đáo và văn hóa bản địa đặc sắc. Chính vì thế, tạp chí Asia Golf đã công nhận Việt Nam là điểm đến du lịch golf hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Golf là ngành đem lại doanh thu lớn, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Cá sân golf đã và đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thường dễ thu hút đầu tư du lịch, tạo thêm nhiều việc làm, bù đắp đặc tính theo mùa của du lịch phía Bắc. Mặc dù vậy, hiện nay lượng golfer cả nước chỉ chiếm 0,1% dân số, con số này là rất thấp nếu so sánh với các nước khác, như tại Hàn Quốc, lượng golfer chiếm khoảng 12 % dân số.
Hải Phòng, Quảng Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các thị trường golf có mức tăng trưởng cao nhất thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Thái Lan... Thêm vào đó, hai địa phương này còn có phong cảnh thiên nhiên đẹp, văn hóa độc đáo, ẩm thực phong phú, hấp dẫn. Điểm mạnh nữa là giao thông kết nối giữa các sân golf tại hai địa phương vô cùng thuận tiện (chỉ mất từ 40 - 60 phút), giúp cho du khách có mong muốn trải nghiệm hết chuỗi sân golf này trong chuyến đi của mình. Dự báo trong thời gian tới, ngành du lịch golf khu vực sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tuy có tiềm năng to lớn như vậy, nhưng ngành du lịch golf của khu vực duyên hải Bắc Bộ vẫn bị đánh giá là còn ở mức sơ khai, manh mún và có sức cạnh tranh yếu. Khách chơi golf đa phần là đi theo nhóm nhỏ, tự phát nên hiệu quả của du lịch golf không cao. Theo ghi nhận, hầu hết du khách đến chơi golf xong đều không ở lại ăn uống, chi tiêu bởi nhiều dịch vụ đính kèm như nhà hàng, khách sạn không đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách này. Nhất là tại Hải Phòng, hạ tầng dịch vụ cho du lịch golf như các nơi lưu trú đạt chuẩn 4 - 5 sao, nhà hàng chuyên nghiệp, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, các sản phẩm du lịch đặc trưng còn rất hạn chế.
Thời gian gần đây, với việc khánh thành và đi vào hoạt động nhiều sân golf có tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cùng nhiều tổ hợp liên hoàn phục vụ đa dạng nhu cầu của du khách, cũng đã làm cho thị trường du lịch golf được cải thiện đáng kể, song vẫn là chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của khu vực này.
- Theo ông, các chủ đầu tư cần lựa chọn chiến lược nào và phải làm gì để đảm bảo ngành du lịch golf của chúng ta có sức cạnh tranh cao, thu hút được khách trong nước và quốc tế?
Các chủ đầu tư cần liên kết để tổ chức các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc để khách chơi golf và cả gia đình họ tham quan, trải nghiệm. Như vậy, khách du lịch golf có thể yên tâm đến với Hải Phòng nhiều ngày, nhiều lần và họ sẽ chi tiêu xứng đáng giúp cho các chủ thể trong chuỗi du lịch - dịch vụ của khu vực cùng hưởng lợi. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng nhà hàng, ẩm thực, hạ tầng cơ sở và các dịch vụ thiết yếu khác, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng đi kèm. Có như vậy, du khách mới không cảm thấy nhàm chán.
Bản thân các chủ sân golf cũng cần tích cực đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tổ chức nhiều giải đấu có chất lượng cao, thu hút được nhiều golfer nổi tiếng. Việc tuyển chọn, đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự ngành golf cũng là điểm “sống còn” quyết định sự thành công của ngành du lịch golf. Với một vị trí thuận lợi, địa hình giàu thử thách, giá cả hợp lý, nhân sự phục vụ chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng đi kèm có chất lượng tốt, tôi tin rằng lượng khách du lịch golf đến với khu vực duyên hải Bắc Bộ sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
- Theo ông, đối với ngành du lịch golf nói riêng, khu vực duyên hải Bắc Bộ có tiềm năng thế nào để phát triển?
Khu vực duyên hải Bắc Bộ có một số điểm mà theo tôi là khá nổi bật so với các địa phương khác trên cả nước. Thứ nhất, khu vực này có mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông cực kỳ phát triển và hoàn thiện. Hệ thống đường cao tốc trải dài và hiện đại, kết nối rất đồng bộ, khiến cung đường di chuyển thuận tiện, thời gian di chuyển rất nhanh chóng. Khu vực này cũng có đến hai sân bay cùng loạt cảng biển đạt tiêu chuẩn quốc tế đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Thứ hai, đây là khu vực có cảnh quan thiên nhiên cực kỳ độc đáo, đặc sắc phải kể đến như di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà. Đây là điều kiện địa lý lý tưởng để xây dựng nhiều sân golf đẹp, hoành tráng. Các chủ đầu tư cũng rất khéo léo tận dụng cảnh quan thiên nhiên “độc bản” đó để thiết kế các sân golf rất đa dạng về địa hình: Sân đồi, sân đầm lầy, sân hồ, sân link… tạo sức hút vô cùng hấp dẫn cho du khách chơi golf.
Thứ ba, duyên hải Bắc Bộ là khu vực kinh tế phát triển năng động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất nhiều, cùng với đó là lượng khách quốc tế và đội ngũ chuyên gia thường xuyên lui tới, lưu trú, làm việc kết hợp du lịch cũng là nguồn khách rất dồi dào.
Tôi đã được đi nhiều nơi trên thế giới và đã tiếp xúc nhiều nền văn hoá. Tại những quốc gia phát triển, golf đã trở thành bộ môn thể thao phổ biến giống như bao bộ môn thể thao khác giúp chúng ta nâng cao sức khoẻ và giảm stress. Tôi tin rằng, nếu được định hướng tốt, đầu tư đúng đắn, bài bản, xứng tầm, du lịch golf vùng duyên hải Bắc Bộ còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.
- Là một golfer nhiều năm kinh nghiệm, ông có quan điểm như thế nào về golf và tiềm năng của golf đối với ngành du lịch trong khu vực?
Với tôi, golf là loại hình thể thao đem đến cho chúng ta sự thoải mái, thú vị. Mỗi sân golf là một thách thức với golfer, golfer phải tự mình đưa ra lựa chọn dùng gậy nào, đánh theo hướng nào để chinh phục những thử thách của sân cũng như chiến thắng đối thủ. Có nhiều khi, sau mỗi lần chơi, tôi cảm thấy tiếc nuối vì những lựa chọn hướng đánh của mình. Golf là sân chơi của hầu hết mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.
Việc phát triển ngành du lịch golf còn mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Sân golf giúp cải tạo cảnh quan, môi trường, tạo nên sự đa dạng ngành du lịch. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành golf còn tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước, thu hút nhiều ngành nghề dịch vụ kèm theo khác.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.