Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Số liệu cập nhật mới nhất cho thấy, lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất của PVI đạt 16.727 tỷ đồng, hoàn thành 96% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 979 tỷ đồng, tương đương 91% kế hoạch.
Nếu không có gì thay đổi, hết năm 2024, PVI sẽ vượt doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định 2 con số như những năm vừa qua, PVI sẽ sớm đạt mốc doanh thu tỷ USD để sớm thành doanh nghiệp bảo hiểm tỷ USD trên sàn chứng khoán.
Nói về triển vọng này, đại diện PVI cho biết, chiến lược dài hạn của DN là tập trung duy trì vị thế dẫn đầu thị trường và khai thác tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bảo hiểm phi nhân thọ.
Đến nay, PVI tiếp tục duy trì vị trí số một trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với 18,2% thị phần. Đặc biệt, việc Tổng công ty Bảo hiểm PVI bảo vệ thành công xếp hạng tín nhiệm A- từ tổ chức AM Best đã khẳng định chiến lược đầu tư an toàn, năng lực tái bảo hiểm vượt trội và hiệu quả hoạt động xuất sắc.
Năm 2024, PVI đặt mục tiêu chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 28,5% càng khẳng định sự ổn định, phát triển bền vững và cam kết với cổ đông. Đây là nền tảng quan trọng để PVI mở rộng hợp tác và phạm vi hoạt động với các đối tác lớn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở cả trong và ngoài nước.
Trong năm qua, PVI đã khẳng định năng lực quản trị rủi ro và khả năng ứng phó trước các tổn thất từ bão Yagi. Với 1.216 hồ sơ bồi thường, tổng thiệt hại ước tính lên đến 3.467 tỷ đồng, PVI đã nhanh chóng thực hiện chi trả tạm ứng hơn 213 tỷ đồng. Quy trình bồi thường kịp thời không chỉ bảo vệ quyền lợi khách hàng mà còn củng cố niềm tin vào PVI như một đối tác đáng tin cậy trong những thời điểm khó khăn.
Liên quan đến việc thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại PVI, ông Nguyễn Tuấn Tú, Tổng giám đốc PVI Holdings chia sẻ, PVN đã ký hợp đồng thuê tư vấn triển khai phương án thoái vốn với CTCK Dầu khí (PSI).
Hiện PVN sở hữu 35% vốn tại PVI. Nếu Tập đoàn thoái vốn tại doanh nghiệp sẽ thực hiện thoái hết cả lô cổ phần, chứ không chia thành nhiều lô lẻ.
Diễn biến cơ cấu cổ đông của PVI gần đấy có thay đổi khi trường IFC - cổ đông lớn đã thoái vốn hết khỏi PVI. Lúc đầu quá trình thoái vốn dự kiến kéo dài khoảng 2 năm nhưng với mức độ quan tâm lớn từ thị trường, IFC đã nhanh chóng thoái vốn thành công.
Cùng với đó, cổ đông chiến lược nước ngoài HDI đã mua tthêm cổ phần, nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu. Hiện HDI và FLL, tổ chức có liên quan, sở hữu xấp xỉ 55% cổ phần tại PVI.
Đồng thời, sau khi IFC thoái vốn, nhiều quỹ đầu tư có uy tín trên thị trường Việt Nam đã tranh chủ cơ hội để đầu tư sở hữu cổ phiếu của PVI.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.