Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuối tháng 9/2021, phóng viên vào cuộc xác minh, điều tra 2 sàn ảo C&C Broker, Time Market, đã phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường, và đến nay 1 trong 2 công ty nhận tiền của nhà đầu tư đang làm thủ tục giải thể.
Hai sàn này là một kênh giao dịch ngoại hối, nơi các nhà đầu tư (NĐT) kiếm lợi nhuận dựa trên sự biến động tăng giảm tỷ giá của các cặp tiền tệ theo hình thức giao dịch nhị phân buy/sell.
Trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ, chúng tôi có nhiều tài liệu cho thấy đa số NĐT của 2 sàn ảo C&C Broker (tên miền cacbroker.com) và Time Market (tên miền Trader.timemarkettld.com) trên đều được nhân viên của 2 sàn này hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Công ty TNHH công nghệ phần mềm Eto (viết tắt là Công ty Eto) hoặc Công ty TMĐT Golden (viết tắt là Công ty Golden).
Cụ thể, từ ngày 20/8 - 2/9, được chuyên viên của sàn ảo C&C Broker hướng dẫn, anh Th. (ngụ Hà Nam) nhiều lần chuyển hơn 2 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Golden, bị mất gần 2 tỷ đồng; trong tháng 5, anh T. (ngụ TP.HCM, chơi sàn C&C Broker) chuyển 18.000 USD vào tài khoản Công ty Eto, phát biện bị lừa, kịp rút lại 10.000 USD; đầu tháng 9, anh L. (ngụ Nghệ An) bị dụ chuyển 7.500 USD vào tài khoản Công ty Golden để đánh sàn Time Market và bị mất hết…
Theo các NĐT, khi phát hiện 2 sàn này có dấu hiệu lừa đảo, NĐT đã liên lạc tạo áp lực để mong lấy lại được chút ít tiền. Ban đầu các “chuyên viên” cũng hứa sẽ trả lại tiền và đã trả một ít tiền để đánh lừa NĐT.
Sau đó các nhóm này bỗng nhiên “lặn” mất, không thể liên lạc. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều NĐT bức xúc cho biết số điện thoại của các “chuyên viên” đều chặn số hoặc không liên lạc được. Những nạn nhân tìm đến các nhóm chuyên hỗ trợ tín hiệu (đưa lệnh buy/sell các cặp tiền có khả năng thắng - PV) cũng gặp trường hợp tương tự khi những nhóm này ngưng hoạt động.
“Chúng tôi chỉ biết họ qua mạng xã hội và qua các hội nhóm Forex. Sau khi các NĐT dọa sẽ tố cáo thì web vẫn còn, nhưng không thấy hoạt động và nhóm chuyên hỗ trợ tín hiệu cũng không thấy xuất hiện”, anh N.Đ.M (27 tuổi, quê Nghệ An, nạn nhân bị lừa khi tham gia đầu tư vào sàn Time Market) nói.
Qua xác minh, chúng tôi xác định được trụ sở 2 công ty Golden và Eto (mà NĐT của 2 sàn ảo nói trên chuyển tiền vào) đặt tại một tòa nhà cao tầng ở đường Cống Quỳnh (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1).
Cụ thể, Công ty Eto được thành lập tháng 1/2021, với loại hình pháp lý là công ty TNHH một thành viên, vốn điều lệ 1 tỉ đồng. Công ty này do ông Nguyễn Gia Tuấn làm giám đốc, ngành nghề chính là lập trình máy tính. Tuy nhiên, công ty này đang trong giai đoạn giải thể.
Còn Công ty Golden, được thành lập tháng 4/2021, cũng với loại hình pháp lý là công ty TNHH một thành viên, vốn điều lệ 3 tỷ đồng, do Vương Mỹ Tiên làm giám đốc, ngành nghề hoạt động lập trình máy tính.
Chúng tôi tìm đến tòa nhà mà Công ty Golden, Công ty Eto thuê đặt trụ sở, một nhân viên bảo vệ tại tòa nhà xác nhận 2 công ty này có thuê tầng 3 làm văn phòng, nhưng nhiều tháng nay do dịch Covid-19 nên không thấy ai đến làm việc. Cũng theo bảo vệ tòa nhà, văn phòng tầng 3 có nhiều công ty thuê, trong đó có Công ty Golden, Công ty Eto.
Ở đây công ty chỉ đặt cái bàn làm văn phòng đại diện rồi đợi khách đến giao dịch. Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Hoàng Tâm, Chủ tịch UBND P.Phạm Ngũ Lão (quận 1), cho biết các đơn vị kinh doanh tại tòa nhà trên không thuộc quản lý của địa phương mà do Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM quản lý. Phường chỉ quản lý những cơ sở kinh doanh ăn uống buôn bán.
Tuy nhiên, khi chúng tôi thử truy cập vào website của sàn C&C Broker (cacbroker.com) và Time Market (Trader.timemarkettld.com), cả hai đều không có bộ phận tư vấn. Theo web, địa chỉ của sàn C&C Broker được đặt tại nước Anh, địa chỉ sàn Time Market được đặt tại Mỹ, nhưng các NĐT lại tại Việt Nam và các nạn nhân cũng là NĐT Việt Nam.
Qua tìm hiểu của phóng viên, 2 sàn C&C Broker và Time Market được quảng cáo là sàn uy tín nhưng nội dung web không có thông tin cũng như không có bộ phận chăm sóc khách hàng. Những NĐT sau khi bị lừa, hầu hết cho biết chỉ được nghe quảng cáo qua các “chuyên viên đọc lệnh”.
Theo các nạn nhân, thủ đoạn lừa đảo của 2 sàn ảo này không mới. Chủ sàn thu nạp đào tạo đội ngũ “chuyên viên đọc lệnh” hùng hậu, sau đó các chuyên viên này lên mạng xã hội, gửi tin nhắn qua điện thoại, Zalo... để lôi kéo NĐT về các hội nhóm.
Khi các nạn nhân nạp tiền vào đầu tư cũng là lúc băng nhóm lừa đảo này dở trò bịp chiếm đoạt tiền. NĐT “đánh lệnh” theo hướng dẫn của chuyên viên hoặc chuyên viên yêu cầu NĐT cung cấp thông tin tài khoản để… tiện nhồi lệnh. Khi hệ thống đánh thua lỗ thì chuyên viên tiếp tục lôi kéo, dụ dỗ NĐT “bơm” thêm tiền, cứ thế quá trình kéo dài cho đến khi NĐT “cháy” tài khoản, thua hết tiền hoặc dừng lại khi nhận ra bị lừa.
Cả trăm ngàn nhà đầu tư sập bẫyNgày 22/6, Công an TP. Hải Phòng đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 2 người cầm đầu đường dây tổ chức giao dịch sàn ngoại hối về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, đầu tháng 4, Công an TP. Hải Phòng phát hiện sàn Hitoption giao dịch sàn ngoại hối và lôi kéo nhiều NĐT nhằm chiếm đoạt tài sản, các nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành. Sau đó, Công an TP. Hải Phòng phối hợp Công an TP. Hà Nội triệu tập Nguyễn Thế Dương (26 tuổi) và Nguyễn Văn Quyền (38 tuổi, cùng ngụ TP.Hà Nội) để làm rõ hành vi tổ chức, hoạt động sàn Hitoption. Qua đấu tranh, cả hai thừa nhận thiết lập sàn ngoại hối để giao dịch, sử dụng chế độ BOT (chơi tự động) và có thể can thiệp vào việc đặt lệnh của khách hàng. Dương thành lập công ty riêng đặt trụ sở tại quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) và thuê gần 100 nhân viên gọi điện, liên lạc qua mạng xã hội nhằm lôi kéo NĐT vào sàn Hitoption.net. Thời điểm bắt giữ, công ty này đang có hơn 900 NĐT với số tiền gần 15 tỷ đồng. Mở rộng điều tra, công an còn phát hiện 16 sàn giao dịch điện tử khác nhau của nhóm này, với hơn 115.000 tài khoản trên sàn; tổng vốn đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng. Hồi tháng 5, Bộ Công an triệt phá 7 sàn giao dịch ngoại hối (kênh đầu tư Forex - PV) trên cả nước. Với hình thức lừa đảo “quen thuộc”, nhóm lừa đảo lập sàn Forex tên Rforex.com để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của NĐT. Theo điều tra, đầu năm 2018 đến nay, nhóm cầm đầu lập 14 sàn Forex, 15 website để thực hiện lừa đảo. Nhóm này còn mở rộng lừa đảo ra 27 quốc gia, thu hút hơn 12.000 người tham gia với số tiền đã nạp vào tài khoản khoảng 4,3 triệu USD. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.