'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 30/3, Eximbank đã có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước, cho biết ngay sau vụ mất tiền của bà Chu Thị Bình, ngân hàng này đã kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các khoản rút tiền tiết kiệm có giá trị lớn từ 2 tỷ đồng trở lên, hoặc rút tiền từng phần và rút tiền theo ủy quyền.
Ngân hàng này đồng thời bổ sung các quy định nhằm chấn chỉnh hoạt động cũng như tăng cường các biện pháp phòng chống rủi ro gian lận trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm.
Theo đó, ngày 29/3/2018, Eximbank đã ban hành công văn bổ sung quy định đăng ký xác thực bằng vân tay khi lập văn bản ủy quyền, áp dụng đối với khách hàng cá nhân. Cụ thể, khi khách hàng lập văn bản ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản, bên cạnh việc thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về ủy quyền thì chi nhánh, phòng giao dịch phải yêu cầu người ủy quyền và người được ủy quyền đăng ký xác thực bằng vân tay của Eximbank.
Song song đó, nhà băng thực hiện phương thức luân chuyển cán bộ phụ trách hồ sơ khách hàng, kiểm soát viên phê duyệt trong cùng chi nhánh, phòng giao dịch. Thậm chí, Eximbank đã có chủ trương xem xét luân chuyển kiểm soát viên giữa các chi nhánh, phòng giao dịch trên cùng địa bàn; luân chuyển cán bộ lãnh đạo tại các đơn vị kinh doanh.
Triển khai cơ chế Giám đốc lưu động để điều hành thay Giám đốc chi nhánh hiện hữu trong một thời gian nhất định nhằm kiểm tra, phát hiện các sai sót trong quá trình hoạt động của chi nhánh để chấn chỉnh kịp thời.
Khách hàng khi đăng ký, sử dụng ủy quyền sẽ đăng ký dịch vụ SMS thông báo biến động của tài khoản có ủy quyền để khách hàng quản lý, theo dõi kịp thời các giao dịch được thực hiện bởi người được ủy quyền. Đối với công tác xác nhận số dư cho khách hàng lớn sẽ do hội sở Eximbank thực hiện (khi khách hàng có yêu cầu) bằng văn bản hoặc qua email, tin nhắn SMS...
Thông tin trước đó cho biết, từ năm 2013 đến nay, bà Chu Thị Bình có mở 3 sổ tiết kiệm với tổng số tiền gốc hơn 301 tỷ đồng (trong đó một sổ 247 tỷ đồng, một sổ 49 tỷ đồng và một sổ 5,4 tỷ đồng).
Trong giai đoạn từ năm 2014-2016, lợi dụng việc được ủy quyền giao dịch tiền gửi tiết kiệm, Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP. HCM Lê Nguyễn Hưng đã có hành vi giả mạo một số giấy tờ và tạo các giấy tờ có chữ ký khống của bà Bình để rút tiền ở nhiều thời điểm khác nhau và ở nhiều sổ tiết kiệm.
Tháng 2/2017, khi sổ tiết kiệm 49 tỷ đồng đến ngày đáo hạn, bà liên hệ để rút số tiền này thì Eximbank cho biết tiền gửi của bà không còn trong hệ thống. Nghi ngờ mình bị lừa đảo, bà Bình đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện đã mất hơn 245 tỷ đồng.
Bà Bình sau đó đã làm việc với tổng giám đốc Eximbank và trình báo với Cơ quan Cảnh sát điều tra phía Nam (C44B - Bộ Công an).
Về trách nhiệm trong vụ việc, phía ngân hàng Eximbank cho biết dựa trên kết luận của cơ quan điều tra, hai bên cần sớm phối hợp để đưa vụ việc ra tòa thực hiện theo đúng trình tự tố tụng. Khi tòa án có phán quyết Eximbank có trách nhiệm trả số tiền này thì ngân hàng sẽ trả ngay.
Tuy nhiên bà Chu Thị Bình cho biết không đồng ý phương án đưa vụ việc ra tòa như đề xuất của Eximbank và cho rằng Eximbank phải trả lại tiền ngay cho bà.
Theo cơ quan điều tra, Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP. HCM Lê Nguyễn Hưng đã bỏ trốn ra nước ngoài và cơ quan này đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với bị can này.
Cơ quan điều tra cũng xác định trong vụ án này, Lê Nguyễn Hưng đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng Eximbank. Bị hại là Eximbank và khách hàng Chu Thị Bình là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Liên quan đến vụ việc này, ngày 26/3 vừa qua, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ ngân hàng được cho là bị Lê Nguyễn Hưng chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.