Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bến xe "trên giời rơi xuống"
Bến xe Yên Sở từng được các chuyên gia ví von như từ "trên giời rơi xuống", vì không nằm trong Quy hoạch giao thông Hà Nội giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030. Dự án này bất ngờ có tên trong bản Quy hoạch giao thông giai đoạn 2030 tầm nhìn 2050 và được phê duyệt rất nhanh chóng ngay trong năm 2016.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, người ký Quyết định số 7283/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bến xe Yên Sở cho Công ty CP Bến xe Thanh Trì không qua đấu thầu là ông Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng.
Theo quyết định được phê duyệt, tổng mức đầu tư của dự án là 118 tỷ đồng, trong đó, số vốn của nhà đầu tư chỉ có 30 tỉ đồng còn lại là vốn đi vay và huy động khác. Ngoài ra, dự án phải hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý II/2018, tuy nhiên, hiện đã sang quý III/2020 nhưng bến xe chỉ là... bãi đất trống.
Một vấn đề nghiêm trọng khác, đó là Công ty CP bến xe Thanh Trì chỉ được thành lập 6 tháng trước khi quyết định đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở được phê duyệt. Như vậy một công ty mới thành lập, chưa thể hiện được năng lực tài chính cũng như năng lực trong việc đầu tư xây dựng bến xe tại sao lại được UBND TP Hà Nội “chỉ định” mà không qua đấu thầu?
Nghiêm trọng hơn nữa khi thời điểm UBND TP Hà Nội ký quyết định chấp thuận Công ty CP bến xe Thanh Trì là nhà đầu tư bến xe Yên Sở thì Hà Nội vẫn chưa có bản quy hoạch chi tiết bến xe ngoài Quyết định số 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại Quyết định số 7283/QĐ-UBND vào cuối năm 2016 chấp thuận nhà đầu tư bến Yên Sở, nhưng đến 2018, Hà Nội mới thông qua đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp nhận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, đến ngày 5/12/2018, TP Hà Nội mới chính thức ban hành Nghị quyết 15/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phải chăng, sự xuất hiện của bến xe Yên Sở là quá bất thường và đặt nhiều dấu hỏi lớn trong việc quy hoạch giao thông tại Thủ đô?
Năm 2025, bến xe buộc phải di dời, "đất vàng" thuộc về ai?
Theo ghi nhận của VietnamFinance, bến xe khách Yên Sở được đặt ngay tại vị trí vành đai 3, phường Yên Sở, Hoàng Mai (chỉ cách ngã ba Pháp Vân 2km, nằm cạnh đường gom của đường vành đai 3, cạnh Công viên Yên Sở, khu vực này có nhiều khu dân cư, nhiều cơ sở giáo dục, mầm non).
Thế nhưng, đây được xác định là bến xe hoạt động trung hạn trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến quy hoạch xây dựng mới. Điều này đồng nghĩa với việc, đến năm 2025, bến xe Yên Sở cùng với các bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát Nước Ngầm buộc phải di dời ra khỏi vành đai 3.
Trước đó, bến xe tạm Pháp Vân cũng được đề xuất xây dựng nhưng phải dừng lại vì không hợp lý, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông. Đồng thời, UBND TP. Hà Nội cũng chủ trương di dời Bến xe Lương Yên vì nằm trong nội đô. Theo Quy hoạch bến xe Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, TP Hà Nội đã xác định chuyển các bến xe hiện có ra khu vực đường Vành đai 4.
Vậy câu hỏi được đặt là: tại sao Hà Nội vẫn quyết đặt bến xe Yên Sở vào khu "đất vàng" dù dự án lộ rõ nhiều bất cập và buộc phải di dời? Dù rẳng, mục tiêu đầu tư của bến xe là: "xây dựng bến xe khách liên tỉnh kết hợp bãi đỗ xe, góp phần hoàn chỉnh, đồng bộ quy hoạch kiến trúc - hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị", nhưng Hà Nội đã đồng ý cho phép dự án hoạt động 50 năm.
Tân Chủ tịch Hà Nội xử lý thế nào?
Trước đó, liên quan đến việc góp ý về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030, Bộ GTVT đã nêu rõ: không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm, như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản... đã thực hiện.
Đối với các bến xe liên tỉnh hiện nay như bến Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát,... cần được quy hoạch ổn định và nâng cấp thành bến xe nhiều tầng.
Đặc biệt, Bộ này cho rằng Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài, chỉ khai thác trong thời gian quá độ (như bến xe Yên Sở được nêu trong quy hoạch) để tránh lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến quỹ đất của thành phố.
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Bộ Xây dựng cũng đánh giá: Việc phê duyệt bến xe Yên Sở trong giai đoạn trung hạn và phải nhanh chóng di chuyển vào năm 2025 là sự bất cập lớn, trong khi, bến xe này được thiết kế khá hiện đại với khu nhà 3 tầng, diện tích 2.000 m2, công suất 1.000 xe mỗi ngày. Điều này là rất lãng phí.
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Bùi Danh Liên, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội nhận định, "trong Luật Giao thông không có khái niệm bến xe trung hạn nên Sở Giao thông Hà Nội đặt khái niệm bến xe trung hạn Yên Sở là chưa phù hợp. Dự án không đấu thầu mà chỉ định thầu dẫn đến nhiều ý kiến băn khoăn. Ngoài ra, nhiều người dân ở chung tư Hateco sát dự án đã từng treo băng rôn phản đối dự án bến xe này vì lo ùn tắc giao thông".
Như vậy, sau 4 năm được phê duyệt và thi công, đến nay bến xe Yên Sở vẫn chỉ là bãi đất trống và buộc phải di dời. Tới đây, tân Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Chu Ngọc Anh sẽ có quyết định như thế nào đối với dự án "chéo ngoe" này. Tiếp tục triển khai hay dừng lại, đều không dễ?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.