(VNF) - Khi đã bước chân vào con đường văn chương được vài năm rồi, tôi vẫn chưa dứt tình với nghiệp doanh nhân được. Vì nhiều thứ tơ vương lắm. Nói dứt mà đã dứt ngay được đâu! Cái sự tiền nong cơm áo nó không những khắc nghiệt mà còn giằng níu đến hơn cả cái tình gái trai kia...
Hồi chưa dan díu với văn chương, tôi là doanh nhân.
Khi đã bước chân vào con đường văn chương được vài năm rồi, tôi vẫn chưa dứt tình với nghiệp doanh nhân được. Vì nhiều thứ tơ vương lắm. Nói dứt mà đã dứt ngay được đâu! Cái sự tiền nong cơm áo nó không những khắc nghiệt mà còn giằng níu đến hơn cả cái tình gái trai kia...
Ngày hăm chín Tết năm ấy, chiều muộn, đang lái xe trên đường thì tôi nhận được điện thoại của một ông bạn văn. Ông này tôi mới quen khi bắt đầu viết văn nhưng đã cảm thấy quý mến ngay, bởi cái tính tình lành hiền chân chất và nhiều lúc ngây thơ hồn nhiên như trẻ thơ. Và vô tư nữa.
Ngài ấy gọi cho tôi: “A lô! Chiều nay ông phóng xe ra ngoài này, rồi ta ra vỉa hè ngồi uống rượu, ngắm thiên hạ nháo nhào chạy Tết. Bọn mình vô sự, nhìn ra nhiều cái hay lắm. Vui lắm. Muôn vẻ cuộc đời!”. Tôi trả lời: “Tôi lạy ông! Ông có biết giờ này tôi đang làm gì không? Đang lái xe lang thang khắp các ngân hàng chạy tiền chi Tết! Từ giờ đến mai mà tôi không kiếm được năm trăm triệu trả tiền hàng, trả lương thưởng cho cán bộ công nhân viên thì tôi vào... đồn công an ăn Tết cho nó lành! Làm gì còn tâm trạng nào để mà rượu chè ngắm đời với các ông?”.
Ông bạn tôi chưa từng là doanh nhân, nên chắc không hiểu năm hết Tết đến rồi mà cái tay gọi là doanh nhân - văn nhân nửa mùa này còn sôi sục về tiền đến vậy? Đi giao du với các văn nhân tôi thấy khoái. Bởi họ chả cần để ý nhiều đến tiền như doanh nhân, họ nói với nhau những điều cao sang, những ý tưởng kinh thiên động địa xoay trời chuyển đất chứ đâu lúc nào đầu cũng đầy những con số tiền - hàng, hàng - tiền... vật lộn khốn khổ như mình!
Các ông ấy đã từng bảo tôi, thực ra, đời con người ta đâu có cần nhiều tiền lắm. Đủ ăn đủ ở, đủ chi tiêu tàm tạm là được. Tôi thấy hay quá. Tâm đắc. Như là được đốn ngộ. Cũng những rắp tâm bỏ hẳn đời doanh nhân để đi sống đời văn nhân mây gió trăng hoa tuyết núi sông cho thanh thản.
Thế nhưng! Thế nhưng tôi giật mình tự hỏi, nếu mình bỏ hết, luôn và ngay tại thời điểm này thì bao nhiêu nhân viên của mình, những người đã theo mình lập nghiệp bao năm nay, họ sẽ đi về đâu? Và còn gia đình của họ nữa, sẽ sinh sống như thế nào? Cái trách nhiệm của một người dẫn đầu thực sự là nó đã hiện ngay lên những câu hỏi đầy sức nặng như vậy.
Vấn đề ở đây không còn chỉ là tiền nữa rồi. Mà vấn đề là con người kia. Và đấy chính là cái sức ép lớn nhất của mỗi doanh nhân thật sự khi đứng đầu một doanh nghiệp trên thương trường. Thế nên dù muốn dứt hẳn đời doanh nhân lắm nhưng tôi vẫn cứ phải nấn ná tơ vương...
Kể chuyện chạy tiền Tết ấy ra để các bạn biết rằng, dịp Tết đến xuân về với doanh nhân nhiều lúc chả vui thú cái nỗi gì. Mặc dù vào cuối năm luôn là những lúc “xả hàng”, doanh thu tăng cao, tiền thu về nhiều, lãi nhiều. Cán bộ công nhân viên của mình được lương thưởng cao, chủ doanh nghiệp cũng thấy xông xênh. Mọi người vui vẻ cả.
Thế nhưng gặp năm làm ăn khó khăn, hàng hóa tồn đọng, doanh thu thấp. Tết đến nơi rồi mà nào tiền lãi ngân hàng, tiền vay nóng, tiền lương, tiền ăn Tết của nhân viên, tiền và tiền... trăm thứ tiền! Biết trông vào đâu đây? Những lúc đó cảm thấy đời doanh nhân thật là bi kịch! Gặp nhau, nhiều ông chủ doanh nghiệp than thở, tôi đến phải xin lánh vào trại tạm giam của công an cho bảo toàn tính mạng, qua dịp Tết rồi ra giêng chạy nợ tiếp!
Chuyện tưởng như đùa, nhưng nó chính là cái mặt sau cay đắng của cuộc đời doanh nhân nhiều khi bên ngoài nhìn vào thấy hào nhoáng làm sao: Lên xe xuống ngựa, những bữa tiệc hào sảng và phù hoa, ra vào nhà hàng, khách sạn đắt tiền... Có mấy ai biết những nỗi niềm còn đang ẩn giấu sục sôi dưới nụ cười và những cái chạm cốc leng keng khí thế ngút trời kia đâu?
Nhờ trời, dịp ấy, đến sáng ba mươi Tết thì một cô cháu thân thiết bên ngân hàng gọi điện báo cho là, sếp cháu đồng ý giải ngân cho chú năm trăm triệu! Tôi như người chết sống lại! Ôm đống tiền đi trang trải đến mười giờ thì xong mọi nhẽ. Về đến nhà mình, bỗng thấy chưa đào, chưa quất, chưa hoa... Mà với tôi, chưa có hoa đào thì cũng coi như là chưa có Tết. Lúc đó tôi mới có đủ thời gian và tâm trí đi ra chợ ngắm hoa.
Đó thực sự là những giây phút thảnh thơi hiếm có của đời doanh nhân, được thả lỏng đầu mình ra khỏi những con số về tiền - hàng, công nợ. Để hoàn toàn được thư giãn bên những nụ những hoa đào phai, đào bích, đào rừng... đang chúm chím chuẩn bị đón gió xuân về.
Dịp Tết ấy, tôi để thời gian suy nghĩ nhiều về cái nghiệp doanh nhân và văn nhân. Tôi cố tìm ra xem giữa hai cái “nghiệp” này có điểm gì chung không? Doanh nhân thì phải có tầm nhìn xa về cơ hội kinh doanh kiếm tiền. Doanh nhân là những người nhìn ra tiền, người ta đã nói vậy về những người đi đầu tư kinh doanh.
Rồi từ những cơ hội tiềm năng kia, doanh nhân phải tổ chức sản xuất kinh doanh thế nào cho thành công, để ra lợi nhuận? Đó cả là một bài toán lớn với bao tham số về nhân sự, đất đai, tiền vốn đầu tư, tổ chức bộ máy... Và doanh nhân lại phải là người chỉn chu chặt chẽ tính toán chi ly về tiền nong, nhưng cũng đồng thời phải là người biết chi tiêu rộng rãi hào phóng những khi cần thiết.
Thế mới khó! Mà khó nên trong xã hội mới có ít doanh nhân, còn đa số chúng ta là những người làm thuê, làm công ăn lương thôi mà.
Còn văn nhân? Họ có mỗi ba việc chính: Viết, đọc và đi chơi! Nghe có vẻ rất nhàn hạ thảnh thơi. Thế nhưng ai bập vào cái “nghiệp” giời đày này mới thấy gian lao. Mỗi khi trong đêm thanh vắng, khi mọi người đã say sưa trong nệm êm chăn ấm thì nhà văn vẫn đang vật vã mình trên... máy tính! Viết cái gì đây? Viết như thế nào? Viết cho ai đây? Đó toàn là những câu hỏi không dễ trả lời, mà có khi cả đời văn cũng trả chưa xong.
Và tôi chưa thấy cái “nghiệp” nào nó tham lam và độc chiếm hết toàn bộ cả trái tim lẫn trí óc của mình như nghiệp văn nhân. Tới mức, có lúc tôi đang đi đóng vai một doanh nhân mà con người văn nhân trong tôi như gào réo rú rít lên, bỏ đi, buông đi, thả hết đi...
Tôi chợt hiểu, hình như cái nghiệp làm ra tiền nó xung khắc và tương kỵ tuyệt đối với cái sự làm ra chữ, viết văn in sách. Và tôi phải quyết định!
Tết năm nay tôi không còn là doanh nhân. Tôi đã được đón Tết hoàn toàn theo nghĩa một văn nhân. Thế nhưng tôi chả bao giờ quên được những cái Tết thời doanh nhân của mình. Nhớ lại vẫn xôn xao náo nức cồn cào ruột gan. Nhưng tôi biết thời của mình đã qua. Tôi rủ mấy ông bạn văn ra một nhà hàng trên phố, chọn một bàn cạnh cửa sổ vừa uống rượu vừa có thể ngắm ra đường. Đường phố Hà Nội chiều cuối năm rộn ràng tấp nập đến hỗn loạn về xe pháo. Xe máy thì nháo nhào. Ô tô thì cáu kỉnh lầm lũi tiến. Còi xe inh ỏi vọng vào cả mâm rượu, có lúc át cả tiếng nói chuyện văn chương thơ phú thế sự của bọn tôi.
Thế nhưng chẳng ai trong chúng tôi thấy phiền lòng. Bởi chúng tôi đang đóng vai những người quan sát. Và chúng tôi hiểu rằng cuộc đời là như thế, cái hỗn độn nhiều lúc đến kinh hoàng ngoài kia rồi thì sẽ lại được cuộc sống sắp xếp đâu vào đấy. Bởi nó là quy luật rồi, như đất trời bốn mùa xuân hạ thu đông nối tiếp nhau tuần tự. Mà nay đông sắp hết, mùa xuân sắp về, Tết đến nơi rồi. Tết Canh Tý đấy!
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là
“thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.