Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Thông tin tại chương trình tọa đàm "Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc" vừa được tổ chức mới đây, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết các xu hướng trong xã hội đang chuyển biến rất nhanh và theo hướng không dùng tiền mặt.
Cụ thể, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2019, số lượng giao dịch không dùng tiền mặt tăng lên 30%, giá trị giao dịch không dùng tiền mặt tăng 18%.
"Tôi cho đó là những con số đáng khích lệ. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy các mảng không đồng đều trong giao dịch không dùng tiền mặt, chẳng hạn như thương mại điện tử, hiện nay phổ biến vẫn sử dụng tiền mặt (khi hàng giao đến thì trả tiền mặt cho người giao hàng), đó cũng là rào cản đáng kể cho chúng ta", ông Hải nói.
Do đó, ông Hải cho rằng ngoài việc tuyên truyền cũng như làm người dân hiểu lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt thì phải tạo ra trải nghiệm cho người dân thấy rằng thực sự việc thanh toán không tiền mặt đem lại nhiều lợi ích, những trải nghiệm đó phải dễ dàng, bảo vệ lợi ích của người dân, đặc biệt là bảo đảm sự an toàn.
"Khi nói đến thanh toán điện tử thì độ phủ của nó lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt trong những vùng sâu, vùng xa, khi mà người dân chưa có tài khoản ngân hàng, thì đấy là một trong những phương tiện rất tốt để giúp ích cho người dân ở những vùng như vậy", Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nói.
Đồng ý với quan điểm của ông Hải, ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cho rằng tiền mặt đang được gọi là “vua” ở Việt Nam bởi 90% các giao dịch là tiền mặt.
Cũng theo ông Kiên, với việc phát triển hàng trăm công ty fintech (công ty về lĩnh vực công nghệ - tài chính), hàng chục công ty thanh toán trên thị trường hiện nay chứng tỏ việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam rất tiềm năng, tuy nhiên cần tập trung phát triển tính năng, ứng dụng dành cho người sử dụng.
Sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán thay tiền mặt (MobiMoney) là xu hướng triển khai chung của thế giới. Theo đó, thuê bao của các nhà mạng và công ty nội dung số được nạp tiền chung tài khoản viễn thông để thanh toán khi mua hàng hóa cũng như các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác.
MobiMoney là xu hướng triển khai chung của thế giới
Đánh giá về ý kiến "nếu dùng tài khoản viễn thông sẽ giúp 100% người dân thanh toán không dùng tiền mặt nhưng lại là thách thức với ngân hàng", ông Phạm Trung Kiên cho rằng việc triển khai sử dụng viễn thông để thanh toán và mua bán hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ là cơ hội rất lớn cho ngành ngân hàng.
Khi có thói quen không dùng tiền mặt, có thói quen rút điện thoại ra để trả tiền thì khi người dân đã quá quen với cuộc sống hằng ngày sử dụng tiền điện tử, sử dụng phương tiện thanh toán điện tử thì khi họ tiêu khoản tiền lớn hơn như mua cái xe máy, mua cái xe đạp hay cần một khoản tiền làm ăn thì khi đó, họ sẽ điện tử hóa, cách duy nhất chính là sử dụng ngân hàng điện tử.
Theo nghiên cứu hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 30% dân số tuổi trưởng thành có tài khoản ngân hàng, vậy 70% còn lại khi đã tạo được thói quen đủ cho người dân thì không chỉ là 30% mà sẽ là 70% người dân có tài khoản ngân hàng vì họ đã quá quen với mobile money, với sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán.
Ông Đặng Hoàng Hải thì cho rằng với bằng cách thanh toán bằng mobile money, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, những tranh chấp trong thương mại điện tử sẽ được giải quyết rất dễ dàng, độ tin cậy rất cao và các trải nghiệm của người tiêu dùng sẽ nói lên lợi ích khi người dân tham gia không dùng tiền mặt.
Đánh giá về những rủi ro khi thanh toán bằng tài khoản viễn thông, ông Phùng Anh Tuấn, Tổng Thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng thanh toán điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt hoặc những giao dịch qua internet thì cái nào cũng có rủi ro, vấn đề là mình dùng như thế nào.
"Theo quan sát của chúng tôi, những vụ việc như đánh bạc online hoặc vụ việc từ thương mại điện tử phát sinh đều bắt nguồn từ con người chứ không phải từ công nghệ, công nghệ chỉ là công cụ cho con người sử dụng và cơ chế để con người sử dụng như thế nào mới là vấn đề. Khi người ta có công cụ và lại phát hiện ra những lỗ hổng để có thể kiếm tiền nhanh qua những con đường tắt thì người ta sẽ sử dụng. Tôi nghĩ đi cùng thanh toán điện tử, đi cùng công nghệ thanh toán qua mạng thì cũng sẽ có những cách để chống lại những giả tạo đó", ông Tuấn nhận định.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.