'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, tại buổi làm việc sáng 8/9 giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng với Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến lĩnh vực viễn thông, Quyền Bộ trưởng Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho sử dụng hạ tầng viễn thông, tài khoản viễn thông, thẻ cào viễn thông của các nhà mạng để triển khai thanh toán điện tử.
Trước đó, thẻ cào được phép dùng trong thanh toán các dịch vụ nội dung số. Thậm chí, một số ví điện tử ra đời với mô hình tài chính cho phép nạp thẻ cào điện thoại vào ví để sử dụng. Với hình thức nạp tiền vào tài khoản ví điện tử bằng mã thẻ cào điện thoại, người dùng không có tài khoản ngân hàng, không sử dụng internet banking hoặc các loại thẻ visa vẫn có thể mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, khi vụ đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng tại Phú Thọ và một số tỉnh/thành vỡ lở hồi cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã siết chặt quản lý thẻ cào, không cho sử dụng thẻ cào viễn thông thanh toán các dịch vụ nội dung số.
Kết luận của Cơ quan Điều tra - Bộ Công an cho biết trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu có tới 97% tổng lượng tiền chơi bạc được lưu chuyển qua các cổng trung gian thanh toán, trong đó nạp tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game chiếm 97%. Cũng theo kết luận điều tra, các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone) được hưởng 15,5 - 16,3% trong tổng lượng tiền chơi bạc, tương đương khoảng 1.402 tỷ đồng.
Vụ đánh bạc nói trên đã làm dấy lên lo ngại về việc thẻ cào thanh toán có thể bị lợi dụng cho các hoạt động cờ bạc.
Trao đổi với VietnamFinance về vấn đề này, một chuyên gia tài chính ngân hàng nói “người ta chỉ đánh bạc qua thẻ cào thanh toán chứ không ai đánh bạc bằng tài khoản ngân hàng cả, vì như vậy sẽ để lại dấu vết”.
Theo vị chuyên gia này, rủi ro lớn nhất của thẻ cào thanh toán là rất khó định danh. Ai có tiền cũng có thể mua thẻ cào để thanh toán, rất khó xác định “anh là ai, nguồn gốc của tiền từ đâu” nếu thanh toán bằng thẻ cào.
“Ví dụ, anh có tiền, anh có thể mua thẻ cào, rồi tiền ở đâu đó nó ra chứ chưa chắc anh đã có hoạt động sản xuất hay cung cấp dịch vụ…”, vị chuyên gia nói thêm.
Khi VietnamFinance đặt câu hỏi “Liệu có nguy cơ rửa tiền từ đó?”, chuyên gia chỉ cười.
Trước những tranh luận xung quanh việc thẻ cào viễn thông có phải là phương tiện thanh toán/trung gian thanh toán hay không, VietnamFinance ghi nhận ý kiến của các chuyên gia tài chính-ngân hàng cho rằng “nếu thẻ cào viễn thông được dùng để mua bán những thứ ngoài sóng thì nó đã bị biến thành phương tiện thanh toán/trung gian thanh toán”.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng thẻ cào thanh toán chính là một hình thức “núp bóng ngân hàng”.
“Viễn thông người ta làm cái thẻ cào khá khôn ngoan. Bản chất là các nhà mạng bán thẻ cào xong thu tiền, giống như anh mang tiền gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là trung gian giữa người bán và người mua, thay mặt người mua trả tiền cho người bán, còn các nhà mạng không phải như thế. Các nhà mạng xuất tiền ra, sau khi các đại lý bán thẻ cào cho họ thì họ thu tiền về và xuất hóa đơn có VAT".
Nói cách khác, dòng tiền không qua hệ thống tài khoản ngân hàng khi phát sinh giao dịch nên gần như không ai giám sát được tiền được sử dụng vào việc gì. Sử dụng thẻ cào thanh toán hoàn toàn không để lại lịch sử giao dịch. Đó là những rủi ro rất lớn, là kẽ hở cho các hoạt động tài chính phi pháp có cơ hội phát triển.
“Thẻ cào viễn thông núp dưới dạng đó chứ không xuất hiện công khai như một phương tiện thanh toán chuẩn mực như của ngân hàng”, vị chuyên gia nói trên giải thích.
Theo ICTnews, bên cạnh đề xuất sớm mở lại kênh thanh toán thẻ cào, trong buổi làm việc hôm 8/9, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán các dịch vụ có giá trị nhỏ.
Theo đó, tài khoản viễn thông hiện đang dùng để thanh toán các dịch vụ viễn thông và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng viễn thông. Tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ 100% dân số trong khi tài khoản ngân hàng chỉ có độ phủ 30-40%.
“Chỉ cần Chính phủ cho phép thì ngay ngày hôm sau, ngân hàng điện tử có thể phủ tới 100% dân” ICTnews thông tin.
Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho doanh nghiệp Viettel, VNPT làm dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, làm trung gian kết nối các ngân hàng và các doanh nghiệp, các doanh nghiệp và cá nhân.
Được biết, hiện các đề xuất trên mới chỉ xuất phát từ một phía, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan vẫn đang chờ đề xuất bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông để phản hồi, góp ý.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.