Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Ngân hàng (NH) Nhà nước, tính đến hết quý III/2018, các ngân hàng thương mại đã phát hành lũy kế khoảng 147 triệu thẻ thanh toán các loại. Tuy nhiên, Hội thẻ Việt Nam cho biết trong số thẻ đã phát hành có khoảng 50 triệu là thẻ rác (thẻ đã bị hủy bỏ hoặc không kích hoạt). Như vậy, thị trường hiện có gần 100 triệu thẻ đang sử dụng.
Thế nhưng, các ngân hàng thương mại cho biết có đến 80% số thẻ đang lưu thông là thẻ từ (khoảng 80 triệu thẻ) có tính an toàn không cao, dễ bị đánh cắp dữ liệu làm thẻ giả. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chuyển đổi sang thẻ chip từ lâu với độ bảo mật, an toàn cao hơn.
Ông Lê Huỳnh Hà, Trưởng phòng quản lý dịch vụ ATM (Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TPHCM - Vietcombank TPHCM), cho biết Vietcombank hiện có khoảng hơn 4 triệu thẻ từ phải chuyển đổi sang thẻ chip. Theo ông Hà, với tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, các NH có thể đặt hàng con chip từ nước ngoài bởi tiêu chuẩn này ngang hàng với tiêu chuẩn EVM của thẻ chip quốc tế.
Vấn đề còn lại là ngân hàng cần nâng cấp công nghệ, tính toán chi phí, đăng ký và thông báo lộ trình… chuyển đổi sang thẻ chip sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam. "Thế nhưng, với chi phí tối thiểu 70.000 đồng/thẻ chip thì mỗi ngân hàng sẽ tiêu tốn số tiền rất lớn" - ông Hà nhận định.
Một chuyên viên của Trung tâm thẻ ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng thừa nhận với chi phí cho phôi thẻ 30.000 đồng, con chip khoảng 40.000 đồng/thẻ, Eximbank phải tiêu tốn số tiền không nhỏ khi chuyển đổi gần 2 triệu thẻ từ sang chip. "Như thế, giả sử toàn thị trường có đến 80 triệu thẻ từ đổi sang thẻ chip thì các ngân hàng phải tốn kém hơn 5.600 tỉ đồng.
Ngoài ra, NH còn phải tốn thêm chi in ấn thông báo, chứng từ cho khách hàng khi đổi sang thẻ chip"- vị chuyên viên thẻ của Eximbank tính toán.
Trong khi đó, ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho hay đã hoàn tất việc nâng cấp công nghệ để đổi thẻ từ đối sang chip. Trước mắt Sacombank sẽ đổi sang thẻ chip cho khách hàng sử dụng thẻ từ đã hết hạn. Sau đó, Sacombank sẽ có lộ trình chuyển đổi cho toàn bộ chủ thẻ còn lại.
Còn ngân hàng Á Châu (ACB) đang nâng cấp công nghệ tương thích với việc đổi thẻ từ sang thẻ chip. Theo đó, ACB sẽ từng bước chuyển đổi gần 1,5 triệu thẻ từ và sẽ hoàn tất việc này theo thời hạn mà ngân hàng nước đưa ra.
Về mặt lý thuyết, ACB cho rằng việc chuyển sang thẻ chip sẽ giúp cho doanh số giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ (POS) tăng lên. Bởi, do thẻ chip có độ an toàn ngang bằng với thẻ tín dụng quốc tế, nên người tiêu dùng có thể an tâm, gia tăng thanh toán qua POS. Từ đó, NH có thể tăng thêm nguồn thu từ các điểm POS, nhằm bù đắp một phần cho chi phí chuyển đổi thẻ.
Tuy nhiên, khi báo giới đề cập đến việc đổi sang thẻ chip, chủ thẻ có tốn phí không thì nhiều NH cho biết đang cân nhắc vì số tiền bỏ ra quá lớn.
Một lãnh đạo Sacombank cho biết với 3 triệu thẻ từ đổi sang chip, NH tốn kém cả ngàn tỉ đồng. Do đó, việc thu phí chủ thẻ hay không, NH còn phải xem xét để ban hành chính sách hợp lý. "Ví dụ, chủ thẻ là khách hàng lâu năm, thường xuyên giao dịch qua thẻ ngân hàng có thể miễn phí chuyển đổi thẻ chip".
Còn lãnh đạo ACB thì khẳng định chủ thẻ không tốn phí khi đổi thẻ từ sang chip…
Do việc chuyển đổi thẻ từ sang chip tiêu tốn số tiền quá lớn nên hiện nay các ngân hàng đang bàn tính để thống nhất đề xuất Ngân hàng Nhà nước ban hàng quy định NH phát hành thẻ không thu phí hoặc thu có chừng mực. Bù lại, các ngân hàng phải chia sẻ lợi ích khi chủ thẻ thanh toán tại POS. Bởi lẽ, khi chủ thẻ ngân hàng A thanh toán qua POS của ngân hàng B , chủ điểm bán hàng phải chi trả cho ngân hàng B một mức phí nhất định. Còn ngân hàng A không thu được đồng nào.
Một số chuyên gia tài chính đánh giá việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip rất là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc gia tăng các tính năng, tiện ích cho chủ thẻ; tạo ra bước ngoặt lớn đối với hoạt động phát hành, thanh toán để Việt Nam có thể triển khai thêm ứng dụng ngoài lĩnh vực thanh toán ngân hàng.
Hạn chót năm 2022 Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, trong đó có bổ sung thêm các quy định về áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Cụ thể, đối với các tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT), dự thảo quy định cuối tháng 12-2019, ít nhất 75% ATM, 100% POS phải chấp nhận thẻ chip nội địa. Đến cuối tháng 12-2021, 100% ATM chấp nhận thẻ chip nội địa. Đối với các NH phát hành thẻ, dự thảo của Ngân hàng Nhà nước đặt ra hán chót là hết năm 2022, 100% số thẻ tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, đồng nghĩa các NH phải hoàn tất chuyển đổi thẻ từ sang chip. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.