Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sự phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi của Fintech đã khiến cơ quan quản lý tài chính - tiền tệ của nhiều quốc gia phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT), đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà đầu tư…
Tại Việt Nam, các công ty Fintech cung ứng hoặc tham gia, hợp tác cung ứng dịch vụ, giải pháp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như thanh toán, P2P Lending, chấm điểm tín dụng,... Các mảng, lĩnh hoạt động này của các công ty Fintech kể trên hầu hết hiện chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh, do đó có thể tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an ninh mạng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng việc ban hành cơ chế thử nghiệm các giải pháp Fintech bằng những giao dịch thật trong một môi trường có kiểm soát, giới hạn về phạm vi, quy mô, thời gian thử nghiệm có thể hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro, hệ luỵ phát sinh.
Ở dự thảo mới nhất của NHNN, các giải pháp Fintech được cho phép thử nghiệm đã thu hẹp từ 6 còn 3 giải pháp là chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) và cho vay ngang hàng (P2P Lending). 3 giải pháp bị loại bỏ là cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ, ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động ngân hàng và ứng dụng các công nghệ khác trong hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, mô hình hợp tác kinh doanh đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm.
Việc rút gọn này được thực hiện căn cứ trên nguồn lực triển khai, ý kiến thẩm định lần 1 của Bộ Tư pháp và trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật có liên quan.
Thời gian thử nghiệm là tối đa 2 năm đối với tuỳ từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được NHNN cấp giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm. Việc triển khai thử nghiệm các giải pháp Fintech được giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam, không được thực hiện thử nghiệm xuyên biên giới.
Theo dự thảo, NHNN quy định xem xét dừng thử nghiệm đối với nhiều trường hợp, bao gồm trường hợp xuất hiện những rủi ro trong quá trình giám sát và kiểm tra mà theo đánh giá của các cơ nhà nước có thẩm quyền có liên quan là nghiêm trọng, có khả năng gây rủi ro lớn, thiệt hại thực tế tới khách hàng hoặc gây bất ổn cho thị trường tài chính - tiền tệ; các sự cố về kỹ thuật không thể khắc phục, vi phạm các quy định pháp luật có liên quan khi có bản án, quyết định thi hành án, quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực.
Kết thúc thời gian thử nghiệm, trong trường hợp khung khổ pháp lý chính thức đối với giải pháp Fintech tham gia cơ chế thử nghiệm chưa được ban hành và có hiệu lực, tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm có nhu cầu gia hạn thời gian thử nghiệm có văn bản đề nghị kèm theo báo cáo kết quả thử nghiệm gửi Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định kéo dài thời gian thử nghiệm được xem xét dựa trên báo cáo kết quả thử nghiệm và tình hình giám sát thực tế của NHNN. Thời gian mỗi lần gia hạn thời gian thử nghiệm không quá 1 năm và có thể được gia hạn không quá hai 2 lần.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.