Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sở Giao thông Vận tải TP. HCM mới đây đã phối hợp với Visa tổ chức buổi hội thảo “Thanh toán thẻ không tiếp xúc trong giao thông công cộng”. Dự kiến vào năm 2020 sắp tới, hệ thống tàu điện sẽ được chính thức đưa vào sử dụng, cùng với đó, thành phố cũng đang tập trung đầu tư vào mạng lưới xe buýt công cộng, hiện các nhà đầu tư đang xem xét cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thanh toán tiền vé.
Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết: “Chúng tôi rất hào hứng hợp tác với Sở Giao thông Vận tải TP. HCM nhằm hỗ trợ phát triển một hệ thống thanh toán liền mạch và bảo đảm cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tiên tiến của thành phố.
Chúng tôi tin rằng bước tiến quan trọng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương, họ có thể di chuyển giữa các chuyến tàu và xe mà chỉ cần một chiếc thẻ, cũng như khách du lịch, có thể sử dụng thẻ Visa mang theo của mình để truy nhập vào hệ thống giao thông rộng lớn của thành phố”.
Theo ông Sean Preston, công nghệ thanh toán không tiếp xúc EMV - loại “chip” được trang bị cho các thẻ thanh toán được xem là một lựa chọn khả thi trong tương lai.
Công nghệ này cho phép người dùng sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, hoặc thẻ trả trước để thực hiện thanh toán không tiếp xúc hay chỉ cần “chạm và đi” trên nhiều phương tiện công cộng khác nhau.
Visa cho biết hình thức thanh toán không tiếp xúc đã và đang phát triển rộng rãi trong khu vực, với 36% tổng số giao dịch điện tử ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương được thực hiện thông qua cách này.
Hiện tại, Úc là quốc gia đang thí điểm chấp nhận thẻ thanh toán EMV không tiếp xúc tại các bến tàu và bến tàu hỏa trong Sydney, trong khi đó tại Myanmar, Thái Lan và Singapore đã công khai tuyên bố về chiến lược giao thông áp dụng công nghệ EMV không tiếp xúc.
Tại hội thảo, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng trực thuộc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM cho biết trung tâm phục vụ 20.000 chuyến xe buýt/ngày, với 1 triệu lượt hành khách đi lại mỗi ngày.
Do đó, trung tâm phải in 1 triệu vé giấy/ngày dẫn đến chi phí in và phát hành vé tốn kém, không hiệu quả, làm tiêu tốn hơn 100 tỷ đồng. Chưa kể, việc quản lý điều hành, thống kê gặp khó khăn với 7 loại mệnh giá vé khác nhau của 25 đơn vi, doanh nghiệp tham gia cung ứng vận tải hành khách công cộng.
Từ đó, thành phố mong muốn xây dựng thẻ thanh toán điện tử tích hợp các hệ thống thu phí thông minh, áp dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc EMV thí điểm tại TP. HCM.
Để thay đổi thói quen thanh toán của người dân từ tiền mặt sang dùng thẻ thông minh, theo ông Trần Chí Trung, thành phố sẽ tiến hành xây dựng đề án, chính sách giá vé linh hoạt, hành khách được hưởng lợi khi sử dụng thẻ thanh toán thông minh, dần tiến tới thay thế vé giấy với thời gian ngắn nhất.
Mặt khác, muốn người dân thấy được hiệu quả, tiện ích của sử dụng thẻ công nghệ thanh toán không tiếp xúc EMV, các ngân hàng cần đẩy mạnh chức năng kết nối các hệ thống giao thông công cộng, liên thông công nghệ mở…
Thông tin tại hội thảo, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM cho hay, dự kiến vào năm 2020, hệ thống tuyến Metro số 1(Bến Thành-Suối Tiên) sẽ được chính thức đưa vào sử dụng và thành phố cũng đang tập trung đầu tư vào trung tâm thanh toán bù trừ liên thông vận tải hành khách công cộng, xây dựng quy định chung các hệ thống thu phí tự động.
Hiện các nhà đầu tư đang xem xét cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thanh toán tiền vé tích hợp các tuyến xe buýt, Metro, BRT... nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân tốt hơn, minh bạch và bảo mật.
Ngoài ra, thành phố cũng nghiên cứu tích hợp thẻ thanh toán không tiếp xúc thống nhất cách tính giá vé giữa các tuyến xe buýt, Metro, BRT cũng như liên kết vùng trong vận tải hành khách công cộng với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các địa phương trong cả nước.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.