Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Người chấp bút viết Dự thảo phát triển kinh tế 2021-2030 nhấn mạnh cải cách thể chế và sử dụng hiệu quả nguồn lực là yếu tố cốt lõi giúp kinh tế phục hồi và quay lại mức độ tăng trưởng như trước đại dịch.
- Nhưng thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đang rất khó khăn. Vậy tại sao chúng ta không tập trung ưu tiên việc “cứu” doanh nghiệp mà lại tập trung vào thể chế và phân bổ nguồn lực, thưa ông?
TS Nguyễn Đình Cung: Covid-19 tạo ra cú sốc cho kinh tế toàn cầu nhưng tôi tin rằng, cũng giống như đại dịch SARS, Covid-19 sẽ chỉ là vấn đề trong ngắn hạn. Covid-19 có thể khiến các doanh nghiệp Việt chịu tổn thương lớn nhưng khi tỷ lệ vắc xin đã được bao phủ ngày càng nhiều, khi các chính sách hỗ trợ và phục hồi đang được thiết kế bài bản và khẩn trương nhất thì những tổn thương này sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, chúng ta phải tính đến những vấn đề mang tính chất dài hơi hơn. Chúng ta phải tiếp tục cải cách để kích hoạt và khơi thông các nguồn lực trong nền kinh tế. Khi nguồn lực đến được những dự án, nhà đầu tư tốt nhất thì kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai. Tôi nhấn mạnh rằng, nếu chúng ta phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả thì việc thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế cũng như giữ được tốc độ tăng trưởng GDP hơn 7% như trước đại dịch là điều hoàn toàn có thể đạt được.
Một nguyên nhân khác để phải tập trung vào thể chế và phân bổ nguồn lực là ở thời điểm hiện nay, đáng lẽ nền kinh tế Việt Nam đã phải chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa trên hiệu quả rồi. Thực tế, tăng trưởng kinh tế trung bình trong 3 thập niên qua đang có xu hướng đi xuống. Muốn tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7%/năm thì việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng là điều bắt buộc. Nếu không, tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2021-2030 chắc chỉ được 5,5%.
- Cải cách thể chế là câu chuyện đã được nói và thực hiện trong nhiều năm. Thực tế là môi trường kinh doanh Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện; các khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp cũng cho kết quả là thể chế đã tốt lên?
Tôi muốn đặt một câu hỏi ngược lại rằng, chúng ta đã cải cách nhiều năm nhưng hiện tại, thể chế của chúng ta có thật sự hỗ trợ doanh nghiệp không? Hệ thống pháp luật kinh doanh của chúng ta có còn chồng chéo và cản trở sự phát triển của doanh nghiệp không? Doanh nghiệp có thực sự yên tâm khi làm thủ tục hành chính không?
Tiếc rằng, câu trả lời của những câu hỏi này lại phản ánh những thực trạng mà chúng ta cần phải suy ngẫm: thể chế của chúng ta vẫn tồn tại những vấn đề cần phải suy nghĩ, hệ thống pháp luật kinh doanh dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn chồng chéo, và thực tế vẫn còn những rào cản vô hình đang cản chân doanh nghiệp.
Trước đây, chúng ta đã tạo ra môi trường kinh doanh tự do hơn, an toàn hơn bằng việc đưa ra danh mục hạn chế/cấm đầu tư kinh doanh và sau đó là cắt bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh. Nhưng bây giờ, ban hành thêm luật hay nghị định là thêm điều kiện kinh doanh thì rõ ràng có cái gì đó cho thấy chúng ta vẫn tư duy và quản lý theo lối cũ, chứ chưa tiếp cận việc xây dựng pháp luật theo cách mới.
Đó là cái mà tôi cho rằng cần tiếp tục khắc phục bởi nếu không thay đổi cách xây dựng pháp luật thì khi đối diện với sự phát triển của thị trường, Chính phủ sẽ phải loay hoay tìm cách quản lý và không loại trừ khả năng đặt ra những điều kiện kiểu xin – cho.
Và như thế, chúng ta bỏ được vài nghìn điều kiện trong năm nay thì các năm sau sẽ xuất hiện vài trăm điều kiện kinh doanh khác, chúng ta sẽ không thay đổi được chất lượng của thể chế cũng như không tạo ra áp lực buộc phải thay đổi. Tôi nói vậy để thấy rằng, trong thời gian tới, cải cách thể chế là vấn đề tiên quyết và chúng ta buộc phải làm nếu như không muốn tụt hậu.
- Vậy, trọng tâm của các cách thể chế trong giai đoạn này sẽ là gì, thưa ông?
Từ góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng trọng tâm của cải cách thể chế giai đoạn tới sẽ tiếp tục là mở rộng quyền tự do kinh doanh, tháo bỏ những rào cản, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân, chuyển mạnh hơn sang cơ chế hậu kiểm. Hậu kiểm không có nghĩa là doanh nghiệp cứ làm trước rồi nhà nước kiểm tra sau mà là nhà nước chuyển sang quản lý theo rủi ro và theo mức độ tuân thủ của doanh nghiệp. Còn mở rộng quyền tự do kinh doanh là không chỉ cho doanh nghiệp được “tự do làm cái gì” mà còn được “tự do làm như thế nào”.
Lâu nay, ta vẫn nhấn mạnh doanh nghiệp phải làm theo quy định. Điều này tạo ra cản trở lớn và rất rủi ro cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải được tự do làm theo cách của mình. Nếu mở được chỗ này, không gian tự do sẽ rất lớn và đảm bảo được sự an toàn trong kinh doanh. Vì nếu doanh nghiệp phải làm theo quy định thì cứ không quy định là doanh nghiệp không được làm, mà làm khác quy định thì có nguy cơ làm sai, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc “vào lò” như chơi.
- Vậy còn vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn lực thì sao? Vì sao nguồn lực mới là trọng tâm trong các chiến lược phát triển kinh tế chứ không phải các vấn đề khác?
Đây đương nhiên cũng sẽ là động lực quan trọng trong tất cả các chiến lược phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay. Hiện tại, nguồn lực vẫn bị phân bổ theo hướng xin - cho, chưa đến được với những dự án, nhà đầu tư thực sự có hiệu quả, có năng lực. Nếu giải tỏa được điểm nghẽn cốt lõi này, các nguồn lực của nền kinh tế sẽ được kích hoạt. Đặc biệt, khu vực tư nhân cũng phát triển được lành mạnh vì người giỏi kinh doanh, có ý tưởng tốt sẽ tiếp cận được nguồn lực, cơ hội, chứ không phải là người “chạy giỏi”.
Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế rằng, hiện nay, hiệu quả sử dụng nguồn lực quá thấp. Xin được minh chứng bằng hệ số ICOR (hệ số sử dụng vốn đầu tư, thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng - PV) thời gian qua nhìn chung có cải thiện nhưng vẫn cần tới 6 đồng đầu tư để tạo ra 1 đồng tăng trưởng, trong khi ở thời điểm tương tự như chúng ta hiện nay, Hàn Quốc chỉ cần 4 đồng, Nhật Bản thậm chí chỉ cần 3 đồng.
Tức là nếu sử dụng hiệu quả hơn thì với tổng đầu tư toàn xã hội tương đương 30% GDP, chúng ta có thể đạt tốc độ tăng trưởng tới 9% - 10%, tương đương Hàn Quốc và Nhật Bản trong thời kỳ kinh tế ở giai đoạn vàng. Vì vậy, trong bối cảnh hôm nay, nguồn lực phải được sử dụng một cách hiệu quả thì quá trình tái cơ cấu và phục hồi kinh tế mới mang lại hiệu quả thực sự.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.