'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại Hội thảo thường niên “Cải cách hành chính ngành Ngân hàng: Doanh nghiêp và người dân thuận lợi trong giao dịch ngân hàng” vừa được tổ chức ở TP.HCM, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho biết, thời gian qua, nhìn chung tình hình tài chính và kinh tế ở tầm vĩ mô tăng trưởng khá ổn định.
Thế nhưng các doanh nghiệp luôn trong tình trạng khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải là... “khát vốn”.
Theo ông Hiếu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có thế chấp ngân hàng hoặc nếu có thì cũng thế chấp rất ít. Bởi lẽ, những doanh nghiệp này không có “bề dày lịch sử” thể hiện kinh doanh có lãi, thị phần nhỏ, dễ “bị tổn thương”… nên khi tới ngân hàng thì ngân hàng “chê ỏng chê eo” vì không có thế chấp.
Từ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Đó là chưa kể, các doanh nghiệp còn bị thủ tục hành chính “đè nặng”, nhất là khi kinh doanh mà gặp phải trường hợp “giấy phép mẹ đẻ giấy phép con”...
Nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc “khát vốn”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ mong muốn Chính phủ tăng cường hơn nữa hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp ở các địa phương.
Ông Hiếu mong Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm tiến hành xây dựng một hệ thống khách hàng tín nhiệm và điểm tín dụng cho tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam.
Lý giải điều này, ông Hiếu cho hay, ở nước Mỹ, bằng việc xây dựng hệ thống tín nhiệm như thế đã giúp ngân hàng rà soát thông tin khách hàng tin cậy rất nhanh, từ đó mọi người dân có thể vay tiền trong vòng 5 phút.
Ông Hiếu cũng cho rằng, TPHCM vốn rất năng động, tuy nhiên đây lại là nơi có rất nhiều doanh nghiệp đang bị “trói buộc” bởi những thủ tục hành chính.
Vấn đề mà chuyên gia tài chính này đặt ra là tại sao không “cởi trói” cho doanh nghiệp để họ có cơ hội phát triển. Hiển nhiên rằng, rộng đường cho doanh nghiệp phát triển không có nghĩa là các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, mà vẫn kiểm soát để giúp doanh nghiệp phát triển ổn định hơn.
“Tất nhiên, chúng ta vẫn kiểm soát họ để họ phát triển ổn định. Thế nhưng chúng ta đừng có “trói” chặt quá. Rất nhiều quyết định, doanh nghiệp phải chạy tút ra Hà Nội mới gỡ được. Tại sao không giao quyền cho địa phương ở đây để họ có quyền quyết định", TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa; phát huy sáng tạo, chủ động ứng dụng công nghệ hiện đại đưa ra các sản phẩm tiện ích đa dạng.
Đồng thời, các ngân hàng phải có những đề xuất, tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo môi trường kinh doanh tích cực trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ngày càng tốt hơn.
Về phía NHNN, ông Tú cho biết sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa các cơ chế thể lệ.
"Chúng tôi tạo điều kiện mở rộng quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng trong việc tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, đồng thời vẫn phải đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro trong hoạt động", ông Tú nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.