'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thượng tuần tháng 4/2020, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đã có báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước do ủy ban này quản lý.
Đáng chú ý, trong báo cáo này, CMSC đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho 19 tập đoàn, tổng công ty được tiếp cận gói hỗ trợ 285.000 tỷ, thời hạn vay tối thiểu 3 năm, lãi suất 0% để tiếp tục các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thanh toán lương cho người lao động.
Bình luận về đề xuất này của CMSC, TS Vũ Đình Ánh cho rằng Chính phủ dùng gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ để giúp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn nói chung mà không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp to hay doanh nghiệp nhỏ.
Do đó, “CMSC nên đi xin nguồn khác chứ không lấy ở nguồn này được”, ông Ánh nói với VietnamFinance.
Theo ông Ánh, các ngân hàng tham gia gói hỗ trợ 285.000 tỷ chỉ giảm lãi suất cho vay khoảng 2% chứ không thể giảm lãi suất về 0%. Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng không thể ra lệnh cho các ngân hàng thương mại tư nhân giảm lãi về 0% được.
“Chẳng ngân hàng nào làm việc ấy cả. Cho vay 3 năm là một thời gian rất dài, lại còn lãi suất 0%, ấy là chưa nói quy mô tín dụng mà 19 tập đoàn, tổng công ty muốn là bao nhiêu. Dịch bệnh có thể kéo dài nhưng cũng có thể chấm dứt trong nay mai, cho nên cái đề xuất của CMSC là vô lý”.
“Tóm lại, nếu CMSC muốn 19 tập đoàn, tổng công ty được ưu đãi về tín dụng thì đề xuất Chính phủ mở 1 gói riêng, không liên quan gì đến gói 285.000 tỷ cả. Ủy ban đừng nhầm lẫn giữa việc hỗ trợ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và khó khăn của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp nhà nước này đang tái cơ cấu và không phân định được các khó khăn của họ: đâu là cái khó do dịch bệnh, đâu là cái khó vốn có”, ông Ánh nhấn mạnh.
Trả lời về việc có nên ưu tiên cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước – những đơn vị được ví như xương sống của nền kinh tế quốc dân, ông Ánh cho rằng không nên có chế độ ưu tiên nào cả.
“Việc hỗ trợ cần dựa trên mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra, không phân biệt quốc doanh và tư nhân. Mặt khác, cũng cần lưu ý là nhà nước không thể hỗ trợ được hết mà chỉ hỗ trợ một phân thôi, phần còn lại các doanh nghiệp phải tự khắc phục lấy”, ông Ánh nói.
Theo báo cáo của CMSC, dự kiến doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm khoảng 27.376 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong số 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có 7 đơn vị đã bắt đầu không cân đối được thu chi gồm: Tổng công ty hàng không Việt Nam (lỗ 2.383 tỷ đồng), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (lỗ 572 tỷ đồng), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (lỗ 440 tỷ đồng), Tổng công ty hàng hải Việt Nam (lỗ 111,3 tỷ đồng), Tổng công ty lương thực miền Nam (lỗ 97 tỷ đồng), Tổng công ty cà phê Việt Nam (lỗ 25 tỷ đồng), Tổng công ty đường sắt Việt Nam (lỗ 100 tỷ đồng). Tổng số lỗ của 7 tập đoàn, tổng công ty này là 3.728 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 279.767 tỷ đồng so với kế hoạch; 8/19 tập đoàn, tổng công ty sẽ bị thua lỗ với tổng số lỗ lên đến 26.324 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm khoảng 32.836 tỷ đồng so với kế hoạch. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.