Vay mua nhà tại Việt Nam: Ngân hàng đẩy mạnh cho vay người mua cuối để kiểm soát, phân tán rủi ro

Hà Thu - 10/03/2020 17:33 (GMT+7)

(VNF) - Rủi ro cho vay mua nhà để ở tại Việt Nam đang được kiểm soát và giảm thiểu, nhờ sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại hàng đầu với chiến lược chỉ tập trung phục vụ nhu cầu “an cư, lạc nghiệp” của người dân.

VNF
Rủi ro cho vay mua nhà để ở tại Việt Nam đang được kiểm soát và giảm thiểu, nhờ sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại hàng đầu.

Tách bạch rủi ro

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố văn bản của Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời kiến nghị cử tri, về tình hình tổng quan cho vay ở lĩnh vực bất động sản hiện nay.

Thống đốc cho biết, trong điều hành tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát để hạn chế rủi ro, đặc biệt là kiểm soát tín dụng đối với các dự án phân khúc cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, hướng dòng vốn vào nhu cầu thực của người dân.

Theo đó, tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã được kiểm soát ở mức hợp lý (đến cuối 2019 chiếm 32,12% dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản, tăng 8,11% so với cuối năm 2018); tín dụng phục vụ tiêu dùng bất động sản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng (chiếm 67,88% dư nợ cho vay bất động sản, tăng 25,69%).

Trong văn bản trên, có thể thấy hai cấu phần đã được tách bạch: cho vay kinh doanh bất động sản (tỷ trọng thấp), cho vay mua nhà để ở phục vụ nhu cầu người dân (tỷ trọng và tăng trưởng cao hơn).

Đó cũng là sự tách bạch của cơ chế, nhận diện và quy định rõ bởi Thông tư 36 từ năm 2014: hai cấu phần trên có mức độ rủi ro tiềm ẩn khác nhau; hệ số rủi ro cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản được áp tới 200%, nhưng với cho vay mua nhà để ở phục vụ nhu cầu người dân chỉ 50%.

Quy định trên từ nhiều năm trước một mặt tách bạch rõ các cấu phần, thay vì xét chung là tín dụng bất động sản như nhiều năm trước; mặt khác, tạo khung chính sách nắn dòng tín dụng vào cấu phần ít rủi ro hơn.

Thực tế, như trên, cả tỷ trọng và mức tăng trưởng đến cuối 2019 đã phản ánh rõ nét hướng nắn dòng đó.

An toàn hơn khi “bỏ trứng ra nhiều giỏ”

Cơ chế tách bạch và định vị rõ các phân khúc rủi ro. Hoạt động cho vay của các ngân hàng cũng đã dịch chuyển mạnh mẽ, theo hướng an toàn hơn khi bỏ trúng ra nhiều giỏ, cũng như gắn với bản chất của các khoản vay, đặc điểm của người vay.

Nếu trước đây, cho vay bất động sản tập trung vào các chủ đầu tư, rủi ro tập trung, thì cơ chế trên đã nắn dòng, phân tán rủi ro sang cấu phần người tiêu dùng mua nhà để ở. Một khoản vay lớn tập trung cho chủ đầu tư trước đây, nay chia nhỏ thành nhiều món gắn với từng cá nhân tiêu dùng, xác suất rủi ro được chia nhỏ và thấp đi.

Mặt khác, khi các ngân hàng thương mại dịch chuyển vốn sang cấu phần người tiêu dùng mua nhà để ở thông qua “Sản phẩm cho vay nhà thứ cấp” và “Sản phẩm nhà ở đã có giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở”, khả năng thu hồi vốn cũng đã khác biệt so với cho vay tập trung chủ đầu tư, dự án như trước đây.

Cụ thể, nếu chủ đầu tư chủ yếu nhìn vào dòng tiền của dự án để trả nợ, thì người mua nhà để ở từ nguồn thứ cấp và cá nhân mua đi bán lại để ở có dòng tiền đa dạng hơn, thu nhập ổn định nhờ phân tán rủi ro và có các nguồn đa dạng hơn để đảm bảo năng lực trả nợ.

Tại cuộc tiếp xúc với nhà đầu tư mới đây, ông Trịnh Bằng – Giám đốc Khối Tài chính Kế hoạch Techcombank, phân tích thêm rằng: Nếu chủ đầu tư, dự án thuộc một lĩnh vực là bất động sản, trong bối cảnh môi trường vĩ mô, điều kiện thị trường thay đổi bất lợi, rủi ro tập trung ở lĩnh vực này. Thế nhưng, với ngân hàng, họ cho vay khách hàng cá nhân mua nhà sơ cấp và thứ cấp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, rủi ro ngành và lĩnh vực ở đây cũng được phân tán.

Ông Đỗ Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối Quản trị Techcombank cũng cho biết, trong lĩnh vực cho vay mua nhà ở, Techcombank đã dịch chuyển từ việc tập trung cho vay đối với các chủ đầu tư sang cho vay theo chuỗi giá trị để phân tán sự tập trung, bao gồm các nhà thầu xây dựng, các nhà phân phối với những khoản vay ngắn hạn thay vì trước đây cho vay trung dài hạn với chủ đầu tư, và cho vay khách hàng cá nhân mua nhà để ở.

“Cùng đó, điều quan trọng để giảm thiểu rủi ro là Techcombank lựa chọn đối tượng phân khúc khách hàng trọng tâm. Như với khách hàng vay mua nhà ở, chúng tôi lựa chọn phân khúc khách hàng thu nhập khá và thu nhập cao, là những người có năng lực tài chính tốt và thanh toán một cách đúng hạn. Trên thực tế triển khai cho vay mua nhà ở, thì tỷ lệ nợ xấu đối với mảng này của Techcombank rất thấp, dưới 1%”, ông Đỗ Tuấn Anh cho biết.

Ba đặc điểm của xu hướng mới “rủi ro thấp, lợi nhuận cao”

Cũng tại cuộc tiếp xúc trên, có nhà đầu tư đặt ra quan ngại, cho vay mua nhà ở hiện đối diện với rủi ro về triển vọng tăng trưởng. Nổi bật trong năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản gặp vấn đề về tạo cung và phát triển các dự án mới.

Tuy nhiên, phía ngân hàng, bà Lê Thị Bích Phượng, Giám đốc Khối Dịch vụ bán lẻ và Ngân hàng Tài chính cá nhân Techcombank có góc nhìn lạc quan về xu hướng và triển vọng mới.

Theo phân tích của bà Phượng, thứ nhất, nhu cầu nhà ở của người dân Việt Nam là rất lớn. Gắn với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 6-7%, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên rõ rệt và phản ánh năng lực của nhu cầu mua nhà rất lớn gắn liền với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mãnh mẽ.

Thứ hai, xu hướng về đô thị hóa tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây và nhu cầu an cư lập nghiệp của những người trẻ và hộ gia đình trẻ cũng rất lớn.

Thứ ba, xu hướng thay đổi mô hình gia đình truyền thống cũng đang thể hiện rõ. Hiện nay, một gia đình truyền thống ở Việt Nam trung bình chỉ có 3-4 người, so với cách đây 10 năm là 4 người trở lên. Đó là xu hướng các gia đình trẻ hơn, ít thành viên hơn và đồng thời cũng có nhu cầu mua nhà ở nhiều hơn.

Thực tế trong các khảo cứu của Techcombank, mỗi năm có khoảng 700.00-800.000 cặp vợ chồng mới cưới. Họ chính là nhu cầu mua nhà ở tăng trưởng hàng năm.

“Những đặc điểm đó khẳng định nhu cầu về nhà ở là rất lớn, và khi có nhu cầu thì sẽ có người đáp ứng, có thể là phát triển bất động sản mới, có thể là mua đi bán lại từ nguồn nhà ở thứ cấp”, lãnh đạo Khối chuyên trách phục vụ khách hàng cá nhân của Techcombank nói, cũng như cho biết kế hoạch cho vay mua nhà ở năm 2020 dự kiến tăng trưởng trên 35% dư nợ của ngân hàng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

(VNF) - Mặc dù có nhiều điểm bất đồng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump dường như ngày càng thể hiện nhiều điểm tương đồng trong cách hành xử với Trung Quốc.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

(VNF) - Tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng trong quý đầu năm tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%. Vậy nợ xấu có được kìm hãm khi Thông tư 02 được kéo dài đến hết năm nay?

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

(VNF) - Trong năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn hơn 4 tỷ đồng.

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

(VNF) - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập từng liên danh cùng Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng.

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

(VNF) - Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, khu vực tài chính vi mô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

(VNF) - Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.