5 cách tiết kiệm để dư nhiều tiền hơn trong năm 2018
Phiên An -
02/01/2018 07:00 (GMT+7)
Tham khảo 5 gợi ý sau nếu bạn muốn "chỉnh đốn" thói quen tiêu xài để dành dụm thành công trong năm 2018.
Sẽ rất hữu ích nếu có một khoản tiết kiệm đáng kể trong tay, nhằm chuẩn bị cho những mục tiêu lớn hay đề phòng nhu cầu chi tiêu đột xuất. Hầu hết mọi người đều tán thành quan điểm này nhưng không phải ai cũng có cách dành dụm hiệu quả. Do đó, CNBC Make It đã gợi ý 5 cách thức dành cho người muốn dư nhiều tiền hơn vào năm sau.
Thử thách với "ngày không chi tiêu"
David, người sáng lập trang Zero Day Finance, sử dụng một chiến lược đơn giản để giảm thiểu chi tiêu của mình. Chàng trai 26 tuổi người New York tự cam kết ít nhất một ngày "không chi tiêu" trong tuần. Trong ngày này, anh cố gắng tránh mua bất cứ thứ gì, kể cả cà phê buổi sáng hoặc đồ linh tinh ở cửa hàng tiện lợi.
David ghi lại sự tiến bộ của mình đối với thử thách này trên blog cá nhân, nơi anh "thu thập" số ngày không chi tiêu của mình và thúc đẩy bản thân để thích ứng với càng nhiều ngày càng tốt trong vòng một tuần. Bằng việc giản lược chi tiêu của mình, anh có động lực để tiết kiệm.
Kể từ khi bắt đầu thử thách này vào 6 tháng trước, David đã tiết kiệm được 18.432 USD, cắt giảm chi tiêu hàng tháng từ khoảng 4.700 USD xuống còn 3.170 USD, tương đương với 33%.
Cắt giảm sự tiện nghi
Bạn sẽ không dự định mua cà phê mỗi buổi sáng. Nhưng nếu bạn ghé Starbucks, đi taxi và đặt mua các món mang đi một cách thường xuyên, điều này có thể bắt đầu làm thâm hụt ngân sách của bạn. Đây là nhận định của chuyên gia tài chính và là cựu chủ tịch truyền hình CNBC Suze Orman.
"Hãy ngừng thuê xe, ngừng đi ăn ở ngoài, ngừng làm những việc lãng phí tiền bạc và làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn, bởi vì về lâu dài nó sẽ càng trở nên khó khăn hơn", Orman phát biểu trong chương trình "Power Lunch" của CNBC vào tháng 6.
Hãy xem lại các thói quen tiêu dùng của bạn và quyết định xem giá trị của sự tiện nghi nào đáng giá và cái nào bạn có thể cắt giảm. Ví dụ như ly latte sáng có thể đáng giá hơn việc từ bỏ thói quen sử dụng Uber chẳng hạn.
Nghĩ kỹ trước khi thanh toán
Cherie và Brian Lowe đã trả hơn 127.000 USD tiền nợ trong 4 năm bằng cách làm việc để tăng thu nhập của họ và giảm chi tiêu. Trong lúc có nhiều yếu tố lớn hơn góp phần vào sự thành công của họ, thì mẹo tiết kiệm tiền hàng đầu của Cherie lại rất đơn giản.
"Mỗi lần bạn chuẩn bị thanh toán tại cửa hàng tạp hóa, bạn cần phải nhìn lại giỏ hàng và tìm 3 đến 5 món hàng mà bạn không cần. Bạn sẽ tiết kiệm được từ 5 - 10 USD mỗi lần mua sắm", Cherie nói với CNBC Make It.
Chiến thuật này có thể áp dụng cho mua hàng trực tuyến lẫn mua hàng trực tiếp. Nó có tác dụng tạo lằn ranh giữa việc lấy những món hàng vào giỏ và việc thực sự mua chúng. Điều đó làm giảm chi phí hóa đơn cho bạn.
Theo dõi chi tiêu của bạn
Nếu bạn không rõ đã chi tiền ở những chỗ nào, thì thật khó để nhận ra bạn có thể chi tiêu ít hơn ở đâu. Việc theo dõi chi tiêu nghĩa là đặt mọi thứ ở mức tối thiểu. Ví dụ bạn biết chi bao nhiêu cho các nhu cầu cần thiết, như nhu yếu phẩm hoặc những thứ không cần thiết như những buổi tối ra ngoài vui chơi.
Steve và Courtney Adcock là những người dành đến 70% thu nhập của cả hai và nghỉ hưu ở độ tuổi 30. Nếu bạn muốn gửi vào ngân hàng một nửa số tiền kiếm được hoặc nhiều hơn, gia đình Adcocks khuyên bạn nên ghi lại các khoản mua hàng của mình.
"Chúng tôi biết chính xác những gì chúng tôi dành dụm và những gì chúng tôi chi tiêu... Việc biết tiền của mình chi tiêu vào đâu là điều quan trọng để tối đa hóa các khoản tiết kiệm và xác định chính xác chỗ có thể cắt giảm", gia đình Adcock nói.
Mặc dù cặp đôi này thích sử dụng bảng tính Excel hơn nhưng hiện nay có rất nhiều ứng dụng di động có thể giúp bạn quản lý chi tiêu.
Lập danh sách khi mua sắm
Đừng đi mua sắm một cách mù mờ. Không đi mua theo mục tiêu thì sẽ dễ dàng lấy một chai gội đầu ở chỗ này hoặc một gói đồ văn phòng xinh xắn ở chỗ kia. Nhưng tất cả chỉ đều là khoản phát sinh. Để chống lại điều này, hãy sử dụng một mẹo đơn giản là lập danh sách chính xác những gì cần mua trước khi vào bất kỳ cửa hàng nào.
Việc tập trung vào danh sách mua hàng cũng giống như một nhiệm vụ. Nó làm cho bạn chỉ muốn lấy những gì bạn cần chứ không phải nhàn nhã dạo quanh các gian hàng, tình cờ lấy các mặt hàng cho vào giỏ chỉ vì ý thích bất chợt.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.