Bất động sản năm 2021 quá nhiều biến cố, đâu sẽ là lực đẩy cho thị trường 2022?
Minh Tú -
07/02/2022 21:45 (GMT+7)
(VNF) - Trong 2 năm vừa qua, thị trường hình thành một quy luật đáng chú ý là sau mỗi đợt Covid-19, mức độ quan tâm đối với bất động sản được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, phản ánh nhu cầu thị trường bất động sản luôn rất cao.
Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản độc lập
Để nhìn nhận đúng bản chất thị trường khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi đầu xuân với ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản độc lập, xung quanh câu chuyện thị trường, giá tăng nóng và giải pháp kiểm soát:
- Thưa ông, một số báo cáo cho thấy tổng cầu của thị trường giảm nhưng bất động sản lại liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Ông có thể lý giải nguyên nhân?
Ông Phan Công Chánh: Như chúng ta đã nhìn thấy, 2021 là một năm có bối cảnh vĩ mô rất đặc biệt. Tăng trưởng GDP giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Để chống suy thoái kinh tế, Chính phủ đã phải hỗ trợ bằng chính sách tài khóa (giảm thuế, tăng trợ cấp) và các chính sách tiền tệ, trong đó dự kiến trong năm 2022-2023 sẽ có gói kích thích kinh tế khoảng 350.000 tỷ đồng, bên cạnh các gói đầu tư công quy mô gần 500.000 nghìn tỷ đồng đã được phân bổ.
Các chính sách này một mặt góp phần giúp kinh tế Việt Nam phục hồi trở lại, mặt khác gián tiếp giúp cho thị trường bất động sản có được một xung lực tốt để phát triển một cách âm thầm và bền bỉ.
Ngoài ra có thể thấy dòng tiền đầu tư năm qua luôn trong tình trạng tìm kiếm chỗ trú ẩn. Nguyên nhân là sản xuất kinh doanh khó khăn, kinh tế đình trệ, lãi suất tiền gửi ở mức thấp nhất trong nhiều năm khiến cho dòng tiền của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà đầu tư cá nhân không có chỗ sinh lợi, buộc phải tìm đến các kênh vàng, chứng khoán, bất động sản. Điều này khiến cho giá cả sản phẩm trong các kênh này không những không giảm mà còn gia tăng đáng kể.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì nguồn cung sản phẩm bất động sản tại các thành phố lớn như TP. HCM và TP. Hà Nội cũng đã bị thắt chặt nhiều năm, tác động không nhỏ đến cán cân cung - cầu về sản phẩm.
- Theo nhận định của ông, tình hình này sẽ diễn biến ra sao trong nửa đầu năm 2022?
Quan điểm cá nhân tôi cho rằng cả năm 2022, hiện tượng này vẫn sẽ tiếp diễn bởi các tác động lớn của chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế.
- Trong suốt năm 2021 đến nay, dường như doanh nghiệp bất động sản nào cũng khá "im ắng"! Đây là do tác động của dịch bệnh hay chúng ta đang chờ một chiến dịch gì mới?
Doanh nghiệp bất động sản đang đuối sức. Bối cảnh kinh tế khó khăn cũng khiến cho các doanh nghiệp bất động sản đang phải "phòng ngự", chờ cơ hội tốt hơn. Một số các doanh nghiệp bất động sản đang phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi các dòng sản phẩm, củng cố đội ngũ và tìm kiếm các nguồn vốn mới để chờ cơ hội trở lại trong năm 2022.
- Chúng ta thường nói chính sách phát triển nhà ở đừng bao giờ bỏ quên những người thu nhập thấp, nhưng tình hình thực tế thì ngược lại. Theo ông, chúng ta nên phải làm gì giải quyết bài toán này?
Nhà ở xã hội hay nhà ở vừa túi tiền là một bài toán lớn của Chính phủ, không thể chỉ giải quyết trong một ngày một bữa. Chính phủ cần có cơ chế mạnh mẽ hơn để thu hút nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực này, trong đó quỹ đất sạch đủ lớn, chính sách thuế và tiền chuyển mục đích sử dụng đất hợp lý, công nghệ xây dựng tiến bộ và một mức lợi nhuận biên hấp dẫn. Có 4 yếu tố này thì sẽ thu hút các nhà đầu tư, góp phần giải quyết bài toán an sinh xã hội.
- Trong cơn giá nhà đất đang không ngừng gia tăng bất chấp dịch bệnh, ông có cho rằng đằng sau đấy còn có những chiêu trò của một bộ phận môi giới?
Cá nhân tôi cho rằng môi giới luôn cần mánh lới, chiêu trò để bán hàng nhưng để nói rằng giá nhà đất gia tăng chỉ do môi giới là oan cho họ lắm. Ngành nào cũng có người xấu, kẻ tốt, riêng trong lĩnh vực bất động sản, chỉ môi giới không thì không đủ nguồn lực và kinh nghiệm để có thể khuynh đảo cả thị trường.
Tuy nhiên tôi cũng đồng tình với quan điểm cần phải chuyên nghiệp hóa đội ngũ môi giới bất động sản với gần 300.000 người tại Việt Nam để giúp lành mạnh hóa thị trường bất động sản.
- Đối với tình trạng sốt đất “ảo” tại nhiều địa phương diễn ra liên tục thời gian qua, ông có lời khuyên gì dành cho các nhà đầu tư?
Người dân và nhà đầu tư thường là những người thiếu các nguồn lực nhất. Họ ít vốn, không có kinh nghiệm và kiến thức, lại phải hoạt động trong một thị trường đầy rủi ro với các đối thủ sừng sỏ: doanh nhân dày dạn kinh nghiệm, chủ đầu tư chuyên nghiệp, các đơn vị môi giới lâu năm, chuyên viên pháp lý giỏi...do đó cần phải liên tục trau dồi kiến thức, học hỏi không ngừng, cọ xát và tìm hiểu từng chút một, bắt đầu với số vốn nhỏ chứ không đầu tư lớn ngay từ đầu, quản trị rủi ro, nghiên cứu về pháp lý... Tóm gọn lại trong thị trường này, không học thì chỉ có chết.
- Nói về môi giới nhà đất, họ đã có một khoảng thời gian dài cầm cự mà sống, chờ cơ hội thị trường mới xuất hiện. Ông có cho rằng, sự nỗ lực tự thân chiếm đến 80% thành công, phần còn lại là may mắn và những yếu tố khách quan. Anh có thể chứng minh điều này qua thực tế của năm qua - khi khủng hoảng Covid-19?
Trong thực tế, chỉ có 5% môi giới nhà đất giỏi nhất trong thị trường mới có thể kiếm được tiền đều đặn. 95% còn lại thường chỉ kiếm được tiền khi thị trường tốt. Sự khác biệt nằm ở chỗ 5% những môi giới tốt nhất thường gắn bó với thị trường từ 5 năm trở lên, nỗ lực trau dồi và học hỏi không ngừng, trả giá bằng trải nghiệm và nhiều thất bại mà vẫn không bỏ cuộc. Covid-19 là một bài kiểm tra sàng lọc, chỉ có những người giỏi nhất, thích nghi nhất mới vượt qua.
- Năm 2022 đã đến, anh có nhắn nhủ gì với nhà đầu tư và môi giới?
2022 sẽ là năm bản lề của thập kỷ, sẽ có một lớp các triệu phú thành công từ nghề bất động sản, cũng sẽ có rất nhiều người bị loại khỏi cuộc chơi. Dù bức tranh chung vẫn có nhiều gam màu xám, 2022 sẽ là một năm rực rỡ cho những ai biết nắm bắt và tận dụng cơ hội trong thị trường bất động sản. Đừng tuyệt vọng, hãy đứng lên và tiếp tục, thành quả ngọt ngào sẽ đến, sau những giông bão.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là
“thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.
(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, các tập đoàn lớn trên thế giới đang bắt tay tạo ra những 'game' mới và điều ngại là liệu các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để ứng xử với những 'gã khổng lồ', các tập đoàn đa quốc gia hay không chứ chưa nói đến câu chuyện vốn hay công nghệ.
(VNF) - Ông Andy Khoo - CEO Terne Holdings cho rằng: “Trung tâm Tài chính quốc tế Đà Nẵng không chỉ là một dự án phát triển, mà còn là một tuyên ngôn táo bạo về khát vọng của Việt Nam trong việc dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu”
(VNF) - Trùng Khánh - một thành phố tại phía tây nam Trung Quốc, không chỉ thu hút du khách nhờ phong cảnh độc đáo mà còn sở hữu "chuỗi công nghiệp" đặc biệt được tạo nên từ món lẩu cay nồng đặc trưng nơi đây.
(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá các động lực tăng trưởng của Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức trong năm 2025. Do vậy, nếu phấn đấu tích cực, khả năng GDP năm 2025 sẽ đạt được mức tăng trưởng như năm 2024.
(VNF) - PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo ngại: "Nguồn lực trong nước có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trên thị trường tài sản, thay vì đầu tư vào sản xuất để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế".
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.