'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Sau những khiếu nại về giá điện và tiền điện trong tháng 4, biểu giá điện bậc thang đang là trọng tâm của việc xem xét lại. Ông đánh giá như thế nào về biểu giá này?
TS Ngô Trí Long: Biểu giá điện bậc thang ban hành từ năm 2014, sau một thời gian áp dụng thì nhiều bất cập xuất hiện, công luận yêu cầu sửa chữa. Khi ấy, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo 3 miền. Nhưng sau gần 1 năm hội họp thì cuối cùng lại không sửa nữa.
Sau đợt tăng giá điện vừa qua (tăng 8,36%, bắt đầu từ 20/3), những bất cập lại nổi lên càng rõ hơn, dư luận lại sôi sục, vấn đề sửa chữa biểu giá điện lại được đặt ra một lần nữa.
Biểu giá điện bậc thang được xây dựng vì nhiều mục đích như: đảm bảo người thu nhập thấp được sử dụng điện, khuyến khích tiết kiệm điện… Để thực hiện mục đích này, Bộ Công Thương xây dựng 6 bậc, trong đó 2 bậc đầu có giá thấp hơn giá điện bình quân, các bậc sau có giá cao hơn.
Nguyên tắc của biểu giá bậc thang là làm sao tổng doanh thu bán điện chia cho tổng sản lượng điện bán ra bằng giá điện bình quân. Nhưng với cách xây dựng biểu giá hiện nay, giá bán điện cao hơn giá điện bình quân.
Cụ thể, giới hạn lượng tiêu thụ của bậc 1 và bậc 2 rất thấp (50kWh – 100 kWh) nhưng việc “trợ giá” cho 2 bậc này cũng không thực sự cao (giá điện bậc 1 bằng 92% giá điện bình quân, bậc 2 bằng 95% giá điện bình quân).
Giới hạn lượng tiêu thụ bậc 3 – 6 rất cao (101 – trên 400 kWh) nhưng mức giá ở các bậc này cũng rất cao so với giá bình quân (cao hơn 10% – 57%).
Hình dung đơn giản: anh có 6 cái kính, giá bình quân một cái là 1 đồng, tổng doanh thu là 6 đồng. Nhưng anh không bán 1 đồng/cái kính mà xây dựng biểu giá bậc thang: cái thứ nhất 8 hào, cái thứ hai 9 hào, cái thứ ba, thứ tư là 1,3 đồng, 1,5 đồng… Bán như thế thì tổng doanh thu của anh sẽ vượt 6 đồng. Như vậy, doanh thu trên mỗi cái kính bán ra đã vượt giá bình quân ban đầu.
Biểu giá điện bậc thang cũng như vậy. Biểu giá đấy chỉ có lợi cho nhà đèn, tức là thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Vậy theo ông nên sửa biểu giá điện bậc thang như thế nào?
Về lý thuyết, chia càng nhiều bậc sẽ càng chính xác, ví như chấm điểm theo thang 10 sẽ đánh giá chính xác hơn chấm điểm theo thang 5.
Tuy nhiên tôi cho rằng cũng không nên chia quá nhiều bậc.
Các nước xung quanh ta có mức chia rất khác nhau: Singapore 1 bậc, Hàn Quốc 3 bậc, Nhật Bản 3 bậc, Philippines 8 bậc, Thái Lan 6 bậc, Indonesia 7 bậc… tùy theo hoàn cảnh mỗi nước.
Tôi thì cho nước ta nên chia thành 7 bậc.
Nhưng điều quan trọng hơn cả số bậc là mức giá của mỗi bậc. Nhìn chung đừng để các bậc đầu (mang tính hỗ trợ người thu nhập thấp) thấp quá và các bậc sau cao quá. Để đưa ra mức giá nên là bao nhiêu thì cần chạy mô hình, tính toán kĩ mới được, không thể ước tính.
- Hiện dư luận cho rằng giới hạn lượng tiêu thụ điện ở bậc 1 và bậc 2 thấp quá (50 và 100 kWh), cần nới thêm, ông nghĩ sao?
Tôi cho rằng bậc 1 có thể nâng thêm 20kWh, bậc 2 nâng thêm kWh. Khoảng cách giữa các bậc cũng là một vấn đề quan trọng phải xem xét kĩ.
- Ở trên ông có nói những bất cập của biểu giá điện bậc thang đã được chỉ ra từ nhiều năm trước, Bộ Công Thương cũng đã hội thảo nhiều lần để bàn cách sửa chữa. Nhưng tại sao cuối cùng lại không sửa?
Là vì anh bảo thủ. Người ta đã thấy bất cập rồi, họp lại rồi nhưng anh vẫn quyết giữ biểu giá cũ, dù cho có nhiều ý kiến khác nhau.
- Nhưng như vậy thì Chính phủ cũng phải có ý kiến chứ?
Họ là cơ quan của Chính phủ. Vấn đề chính là năng lực của người quản lý ra sao. Cho nên vừa rồi Thủ tướng thấy bất hợp lí đã chỉ đạo thanh tra.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.