'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như đã thông tin, trong một văn bản góp ý cho “Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn thuế” gửi Bộ Tài chính, UBND TP. HCM đã đề xuất mở rộng một số đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, các đối tượng bị đề xuất đánh thuế gồm: điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.
Lý do đánh thuế được UBND TP. HCM đưa ra là nhằm “giúp mở rộng điều tiết thuế vào thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ mức khá trở lên”.
Đề xuất đánh thuế của UBND TP. HCM hiện đang gặp phải phản ứng mạnh của dư luận. VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề này.
- Ông có bình luận gì về đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng trên của UBND TP. HCM?
Luật sư Trương Thanh Đức: Đó là một đề xuất bất hợp lý, nếu không muốn nói là bậy bạ. Tôi không thấy có căn cứ nào hợp lý và thành phố thiếu hẳn triết lý để đánh thuế đối với các mặt hàng này.
- Ông có thể nói rõ hơn?
Sinh ra thuế tiêu thụ đặc biệt để đánh vào loại hàng hoá, dịch vụ xa xỉ hoặc độc hại hay it nhất là vì lý do nào đó mà nhà nước thấy rằng không khuyến khích. Nếu không phải thế thì nó đã là thuế giá trị gia tăng.
30 năm trước, điện thoại di động còn là một mặt hàng xa xỉ mà còn không bị đánh thuế. Nay nó đã trở thành một vật dụng thiết yếu, thông dụng, với số thuê bao ngang với dân số, mà đánh thuế tiêu thụ đặc biệt thì có thể đánh thuế bất cứ hàng hoá, dịch vụ nào.
Chưa nói, kinh tế thị trường phát triển thì cần phải loại bớt nhiều loại hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ, cần xem xét bỏ đánh thuế đối với mặt hàng “Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống”, vì nó cũng đã trở thành vật dụng thiết yếu.
Nước hoa, mỹ phẩm đã trở thành mặt hàng thiết yếu của phụ nữ, từ nhà giầu cho đến người nghèo đều dùng, chứ đâu còn là xa xỉ phẩm mà đòi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?
- UBND TP. HCM cho rằng điện thoại di động tuy là hàng hóa thiết yếu nhưng cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để “điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ khá trở lên"?
Sai lầm chính là ở chỗ đó. Điều tiết thu nhập của dân cư là việc của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Người nghèo không phải nộp thuế, người khá thì nộp 10 – 20%, còn người giầu thì có thể phải nộp thuế lên đến 35% thu nhập.
Cứ đánh thuế như thế thì khác gì muốn quay lại thời kinh tế bao cấp với khẩu hiệu “tất cả cho sản xuất”, chắt bóp tích lũy, vì cái gì cũng thiếu, nên cấm ăn chơi, phải thắt lưng buộc bụng hạn chế triệt để nhu cầu tiêu dùng.
Cái này là lỗi tư duy.
- Thế nào là lỗi tư duy?
Tư duy đánh thuế như trên là tận thu bất thường. Chính quyền muốn thu được nhiều thuế thì phải nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, tăng tiêu thụ để tăng nguồn thu, chứ không phải là tăng thuế, bòn mót từng đồng thuế trên mọi thứ sản phẩm thiết yếu và đại trà. Tư duy tận thu này không có triết lý và chỉ có hại cho sự phát triển.
Kinh tế thị trường thì tiêu thụ quyết định phát triển sản xuất, kinh doanh chứ không phải là sản xuất, kinh doanh quyết định sự nhu cầu tiêu dùng như kinh tế bao cấp.
- Nhưng chẳng nhẽ trong hàng loạt đối tượng bị đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt như trên, không có đối tượng nào đáng bị đánh thuế? Dịch vụ thẩm mỹ cũng có thể coi là cao cấp?
Với quan điểm đánh thuế của TP. Hồ Chí Minh, thì có gì không đáng đánh? Ti vi, tủ lạnh, mô tô, xe máy… đều phải đánh hết?
Có vẻ có lý nhất là đánh thuế cao dịch vụ thẩm mỹ, nhưng cũng vẫn cần phân biệt rõ. Có hai loại, loại một là tiền nhiều như nước, muốn thẩm mỹ để đẹp như hoa hậu thì có thể đánh thuế bao nhiêu cũng được. Nhưng loại hai là thẩm mỹ để chữa dị tật (hở hàm ếch chẳng hạn) hoặc tổn thương do tai nạn (ví dụ bị bỏng, bị rạch mặt, bị tạt axit..) thì đánh thuế là đánh người, đánh nhầm! Đó là nhu cầu chính đáng của con người và cần được miễn chứ. Đâu thể đánh đồng!
- Thời gian qua, TP. HCM có nhiều “sáng kiến” đánh thuế “không giống ai” ví dụ đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu cao hơn các địa phương khác. Dường như thành phố đang chịu áp lực về chuyện thu thuế, liệu đây có phải là nguyên nhân dẫn đến đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lần này?
Rất khó nói động cơ đánh thuế đến từ đâu, chỉ có thể nói rằng nếu vì áp lực thu thuế mà có ý tưởng đánh thuế như vậy thì rõ ràng là không muốn theo đuổi nền kinh tế thị trường, không muốn xã hội phát triển, không muốn cải thiện đời sống nhân dân.
- Quan điểm của ông về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?
Sắc thuế nào cũng xuất phát từ một triết lý, cơ sở nhất định của cuộc sống, chứ không phải muốn là đánh. Chẳng hạn như thuế thu nhập đánh vào lợi nhuận, thu nhập có được hay thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động kinh doanh và cũng chỉ đánh vào phần tăng thêm.
Tôi cho rằng nên xem xét chuẩn bị bỏ bớt một số hàng hoá, dịch vụ đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay như điều hoà không khí, ô tô thông dụng, dịch vụ mát-xa.
Đánh thuế để thu tiền, nhưng không chỉ có mỗi triết lý tận thu!
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.