Buôn bán ven sông

Lê Tiên Long - 15/02/2024 22:28 (GMT+7)

(VNF) - Giao thương trao đổi đã xuất hiện ở loài người từ thời cổ đại. Buôn bán ngày càng mở rộng khi có các phương tiện giao thông, từ lừa, ngựa thồ, đến xe ngựa kéo. Tuy nhiên, từ khi con người phát minh ra các loại tàu thuyền chuyên chở đường sông thì giao thương mới ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra các quốc gia khác.

VNF
Ảnh minh hoạ

Do đó, từ thời xưa, ở nước ta, việc buôn bán với nước ngoài đều phải dựa vào sông biển. Những truyện cổ tích liên quan đến chuyện buôn bán với những đối tác lạ “ngoại lai” đều diễn ra ở ven sông, gần biển, hay ngoài hải đảo, như chuyện Tiên Dung – Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm…

Mặc dù vậy, để bảo đảm an ninh, thời Trần, Lê, đã quy định thuyền buôn nước ngoài chỉ được vào trang Vân Đồn để neo đậu, buôn bán. Ngược lên thời Lý, sử sách có ghi chuyện lái buôn từ nước Trảo Oa (tức đảo Java, Indonesia ngày nay) vượt biển đến dâng Ngọc châu dạ quang lên vua Lý Thánh Tông năm 1066, được nhà vua trả cho một vạn quan tiền. Mặc dù vậy, lần đó sử không ghi thuyền buôn nước họ được phép neo đậu ở đâu.

Sau này, ở miền Nam, các khu tập trung thương nhân nước ngoài buôn bán cũng nằm ven những con sông lớn, như sông Hoài (Hội An), hay sông Đồng Nai (Cù lao Phố)…

Còn vào thời Trần, việc quy định lái buôn nước ngoài được đến trang Vân Đồn (thời đó là lộ An Bang, nay là Quảng Ninh) để buôn bán, triều đình lập ra các cơ quan quản lý chặt chẽ và thu thuế đầy đủ. Như thời Trần Khánh Dư làm tướng trấn thủ Vân Đồn, tha hồ tác oai với thương nhân trong ngoài nước, vơ vét đủ các mối buôn bán.

Lệnh cấm buôn bán vụng trộm với nước ngoài đã được áp dụng từ đầu thời Lê sơ. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi vua Lê Thái Tông mới lên ngôi, năm 1435, triều đình đã xử phạt Tổng quản lộ An Bang là Nguyễn Tông Từ và Đồng tổng quản Lê Dao đều phải biếm 3 tư (tức hạ 3 bậc trong ngạch bậc quan chức, mỗi bậc có 4-5 “tư”), bãi chức vì vi phạm lệnh cấm này. “Bấy giờ, có thuyền buôn Trảo Oa đến trấn Vân Đồn, bọn Tông Từ giữ việc xét ghi số hàng hóa trong thuyền, trước đã báo nguyên số rồi, sau lại gian lận đổi làm bản khác, mà bán trộm đi hơn 900 quan tiền, cùng với Lê Dao, mỗi người chiếm hơn 100 quan”, “Toàn thư” chép. Việc bị phát giác, nên cả hai đều bị trị tội.

Theo ghi chép trong sử sách thời Lê sơ và bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là Luật Hồng Đức), thì tại các cửa biển, triều đình đặt quan Sát hải sứ để kiểm soát tàu bè, cùng các ty An phủ và Đề bạc để kiểm soát buôn bán và đi lại của các thuyền buôn, thương nhân. Theo luật thời Lê, người dân và quan lại vùng duyên hải tự ý mua hàng hoá của người nước ngoài hoặc đón tiếp các thuyền buôn thì sẽ bị nghiêm trị, phạt tiền rất nặng, từ 50 quan đến 200 quan.

Chương Tạp luật, bộ Luật Hồng Đức, điều 612 quy định: Các quan ty vô cớ mà đi riêng ra những trang ngoài Vân Đồn, các trấn cửa quan ải thì xử tội đồ hay lưu; thưởng cho người tố cáo được một tư.

Điều 613 bộ luật này quy định rõ hơn: Những quân lính các trấn ven biên giới, cùng các trang vùng duyên hải mà giấu giếm chở người nước ngoài vào kinh thành, thì xử biếm năm tư; không có quan chức thì xử tội đồ làm chủng điền binh (lao dịch tại đồn điền của nhà nước) và phạt tiền 100 quan; thưởng cho người tố giác một phần ba. Quan trông coi và chủ trang vô tình không biết, thì xử biếm một tư.

Việc cấm dỡ lậu hàng buôn ngoại quốc được điều 614 định rõ: Những trang trại ở ven bờ bể, mà đón tiếp thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hàng hóa lên bờ, thì xử biếm ba tư, phải phạt gấp ba tang vật để sung công, lấy một phần thưởng cho người tố giác. Người chủ trang trại ấy mất chức giám trang.

Về việc đưa hàng hóa nước ngoài lên kinh thành buôn bán thời Lê được quy định tại điều 615 của Luật Hồng Đức: Người ở trang Vân Đồn mà chở hàng hóa Trung Quốc lên kinh thành mà không có giấy của An Phủ ty cấp cho, khi đến bến Triều Đông lại không đến cho Đề bạc ty kiểm soát, đã đem đi bán lén lút, cùng là khi về không có giấy của Đề bạc ty cấp cho; đến chỗ Thông mậu trường lại không đến cho An Phủ ty kiểm soát, mà đã về thẳng trang, thì đều phải biếm một tư và phạt tiền 100 quan; thưởng người tố cáo một phần ba. Nếu đem hàng hóa tới các nơi bán giấu, thì xử biếm ba tư, phạt tiền 200 quan. An Phủ ty, Đề bạc ty vô tình không biết đều phải biếm một tư, cố ý dung túng thì biếm một tư và bãi chức.

Thời Lê bắt đầu có việc cho phép khách buôn nước ngoài được mở cửa hàng buôn bán ở Phố Hiến (Hưng Yên) và kinh thành. Phố Hiến ngày càng sầm uất, nổi danh trong câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Ở đây, ngoài khách buôn Trung Quốc, còn có cả thương nhân từ Hà Lan, Ma Cao, Ấn Độ, Nhật Bản…

Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết về đất Thượng kinh (Thăng Long) với một phường của khách buôn nước ngoài: “Phường Đường Nhân bán áo diệp y” và chú thích: “Đường Nhân là phố khách thương Quảng Đông, Quảng Tây ở. Diệp y là thứ áo người Trung Quốc mặc, áo trong thì tay áo, thân áo đều dài, áo ngoài thì tùy thứ tự mà quấn lên, trông tựa lá màu xanh biếc”.

Tuyến đường đưa thương nhân ngoại quốc đến với Kinh thành Thăng Long hoặc Phố Hiến đều dựa theo dòng sông Hồng. Phố Hiến, khu phố có nhiều cửa hàng của thương nhân ngoại quốc đến buôn bán tấp nập thời Lê trung hưng, được mô tả trong bộ sử chí “Đại Nam nhất thống chí”, do Quốc sử quán triều Nguyễn, biên soạn dưới thời vua Tự Đức, như sau: “Phố Bắc Hòa thượng và hạ đều ở phía Tây Nam huyện Kim Động. Đời Lê, Vạn Lai Triều và dinh Hiến Nam đều ở đây; hai phố này nhà ngói như bát úp, là nơi người Trung Quốc hội tụ buôn bán. Lại có phố Nam Hòa, người Trung Quốc ở, đối diện với phố Bắc Hòa”.

Theo sách “An Nam ký du” của Phạm Đỉnh Khuê, năm 1688 đi qua Hiến Hội (Phố Hiến) thì “Ở đây dừng lại tất cả thuyền bè nước ngoài từ bốn phương đến buôn bán với đằng ngoài”.

Về việc kiểm soát thuyền buôn, điều 616 quy định: Thuyền bè ngoại quốc đến trang Vân Đồn buôn bán, mà quan Sát hải sứ (quan khám xét các thuyền bè) đi riêng ra ngoài cửa bể soát trước, thì xử biếm một tư. Thuyền buôn ấy muốn đậu lại lâu, thì trang chủ phải làm giấy trình An Phủ ty làm bằng mới được ở lại; nếu trang chủ không trình mà tự ý cho ở lại, thì xử biếm hai tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo một phần ba.

Ngoài các dãy phố buôn bán của thương nhân Trung Quốc và cả đại diện công ty Đông Ấn, Hà Lan trong kinh thành, theo những ghi chép vào năm 1650, các lái buôn Trung Quốc vẫn được phép cư trú và buôn bán ở Thanh Trì và Khuyến Lương, cũng đều là những bến thuyền ven sông Hồng cách kinh thành không xa.

Quy định về việc giám sát tàu buôn từ Phố Hiến lên Thăng Long khá chặt chẽ: “Khi các tàu trưởng của những tàu đậu ở Vạn Lai Triều (Phố Hiến), muốn đến kinh sư để bệ kiến chúa thượng, họ phải được viên quan trông nom về việc đó khám xét và kiểm tra, và được viên quan đó cho người dẫn đi. Sau khi xong việc, họ phải quay về Lai Triều”.

Bên cạnh các thương nhân Trung Quốc, các lái buôn Hà Lan đã giong thuyền đến Phố Hiến từ thế kỷ XVII. Họ thường mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa. Hương điếm của Công ty Đông Ấn Hà Lan là ngôi nhà đầu tiên ở Phố Hiến được xây bằng gạch, nằm sát bờ sông Hồng. Trong những năm đầu, người Hà Lan làm ăn khá phát đạt. Nhưng sau đó, các thương nhân người Anh cạnh tranh mạnh nên các thương nhân Hà Lan dần bị lép vế. Ngoài ra, ở Phố Hiến còn có các thương nhân Bồ Đào Nha, nhưng họ là những thương nhân độc lập, không lập công ty, không đặt thương điếm. Các thương nhân người Pháp cũng đã có mặt ở đây, với sự xuất hiện của Công ty Đông Ấn thuộc Pháp được lập tại Phố Hiến vào năm 1680.

Ở Phố Hiến còn có thương nhân Nhật thường mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa. Có những người Nhật định cư lâu dài, đã chuyển sang làm một số nghề như hoa tiêu dẫn tàu vào cửa sông, phiên dịch, môi giới. Theo mô tả của các nhân chứng đương thời, các thuyền mành bằng gỗ của Trung Quốc, Xiêm La và các nước châu Á khác có thể neo đậu sát bờ sông Hồng, còn thuyền Châu Âu to lớn hơn nhiều, thường neo ở vùng nước sâu giữa sông.

Tuy nhiên, theo sự biến thiên của thời gian, do dòng chảy sông Hồng thay đổi, bến cảng Phố Hiến bị bồi lắng nên việc bốc dỡ hàng hóa trở nên khó khăn. Mặt khác, Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm biển, mở ra một thị trường đông đúc hấp dẫn. Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa. Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn, không cần qua khâu trung gian, nên ngoại thương Việt Nam và ở Phố Hiến nói riêng đã giảm thiểu đáng kể. Các thương điếm phương Tây ở Phố Hiến lần lượt đóng cửa, vắng các tàu buôn, thương cảng Phố Hiến dần suy tàn.

Ở Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn, các thuyền buôn từ Hội An, Trung Quốc ghé cửa biển Thuận An đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người u và Trung Hoa (tơ sống, thuốc Bắc, bút chì...) đều được mang bán tại thủ phủ Kim Long (lúc thủ phủ chưa dời sang Phú Xuân).

Còn ở Đàng Ngoài, do ảnh hưởng cuộc chiến Trịnh – Nguyễn nên việc kiểm soát các tàu thuyền buôn bán của ngoại quốc ngày càng siết chặt. Sách “Lịch triều tạp kỷ” của Ngô Cao Lãng cho biết, năm 1726, đời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Cương lệnh cho các quan trấn thủ hai xứ Sơn Nam và Hải Dương rằng phàm có tàu buôn ngoại quốc, khi họ quay buồm ra biển thì phải xét hỏi nghiêm ngặt hơn nữa, thấy họ có xin mua đồ đồng đỏ, đã được quan giám đương cân đo và xét nghiệm rồi, cũng đều phải xét lại xem có đúng số mới cho phép họ được đi. Nếu thuyền nào chở đồng đỏ hay đồ đồng quá số hạn định thì phải bắt gữ lại, xét hỏi và trừng trị một cách sáng suốt. Nếu khám không kỹ đến nỗi để sơ hở, sót lọt, hay vì tư tình mà dung túng thì khi phát giác sẽ bị khép tội nặng.

Hay theo “Đại Việt sử ký tục biên”, dưới thời vua Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 25 (1764), ở Nghệ An, châu Vạn Ninh có nhiều người khách Trung Quốc lưu vong đến ở, triều đình sai quan bắt họ phải ở riêng biệt. Lại có lái buôn Trung Quốc nhiều người đến cư trú ở Vĩnh Đại (huyện La Sơn, nay là huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) và xã Triều Khẩu (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), là hai xã đối diện nhau nằm hai bên bờ sông Lam, không xa cửa biển, để mở cửa hiệu buôn bán. Triều đình cũng sai quan quân sở tại đến bắt họ đưa ra ngoài địa phương, phải ở riêng như trước.

Sau các biến động như các cuộc giặc dã, kiêu binh nổi loạn, chiến tranh với nhà Tây Sơn… khiến tình hình ngoại thương của Đàng Ngoài ngày càng giảm sút. Phố Hiến biến mất, thương nhân Trung Quốc vẫn còn tập trung tại một số phố buôn tiêu biểu của thành Thăng Long, nhưng hình ảnh những đoàn tàu buôn giương buồm nước ngoài phấp phới trên con sông Hồng huyết mạch chỉ còn trong dĩ vãng…

Cùng chuyên mục
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

09/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

08/04/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

06/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

03/04/25 13:40 (GMT+7)

(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

27/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

26/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

24/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

22/03/25 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

22/03/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

21/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

20/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

19/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

17/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tin khác
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?