'Chip hoá’ thẻ ngân hàng chậm, Việt Nam trở thành vùng trũng của tội phạm thẻ

Duy Phan - 25/05/2018 14:53 (GMT+7)

(VNF) - Theo NAPAS, việc "chip hóa" thị trường thẻ của các nước trong khu vực và trên thế giới đang được đẩy nhanh tiến độ khiến Việt Nam trở thành vùng trũng của tội phạm thẻ với các vụ giả mạo (đánh cắp thông tin thẻ - skimming).

VNF
Việc ‘chip hoá’ thẻ ngân hàng các nước được đẩy nhanh khiến Việt Nam trở thành vùng trũng của tội phạm thẻ. (Ảnh minh hoạ)

Trong một thông cáo gần đây, Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) dẫn số liệu tính đến cuối năm 2017 của EMV cho biết, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip thấp nhất so với các châu lục khác, đạt khoảng 45%. 

Trong đó, một số quốc gia đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành công tác chuyển đổi thẻ chip, như Trung Quốc với khoảng 1,2 tỷ người đã gần hoàn tất "chip hóa" thẻ từ. Ấn Độ đang thực hiện chuyển đổi với tỷ lệ đạt khoảng 30-40%.

Với hơn 700 triệu thẻ ghi nợ, các ngân hàng tại quốc gia này hiện tập trung ưu tiên chuyển đổi cho các thẻ active trước (thẻ phát sinh giao dịch trong vòng 60-90 ngày gần nhất) để có thể đạt mục tiêu hoàn thành “chip hóa” thẻ từ vào cuối năm nay.

Tại Đông Nam Á, Malaysia, nước thậm chí từng được xem là “thủ đô của tội phạm thẻ” cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi thẻ chip cho toàn bộ thị trường vào đầu năm 2018.

Thái Lan cũng bắt đầu thực hiện chuyển đổi thẻ chip từ năm 2016 và dự kiến “chip hóa” toàn bộ thị trường vào đầu năm sau. Indonesia đang thực hiện chuyển đổi, với tỷ lệ đạt khoảng 10% và dự kiến đẩy nhanh tốc độ để hoàn thành toàn bộ thị trường thẻ vào năm 2020 – sớm hơn kế hoạch 1 năm.

Theo NAPAS, các nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang đẩy nhanh tiến độ “chip hóa” thị trường thẻ khiến Việt Nam trở thành vùng trũng của tội phạm thẻ với các vụ giả mạo thẻ đang ngày càng gia tăng.

Cụ thể, tại Việt Nam, hầu hết thẻ nội địa vẫn là thẻ từ, với đặc tính dễ sao chép, kém an toàn và bảo mật. Chính vì vẫn sử dụng thẻ từ, dễ bị đánh cắp thông tin mà vài năm gần đây, Việt Nam xảy ra nhiều vụ chủ tài khoản bị kẻ gian rút trộm tiền bằng thẻ giả với chiêu skimming. 

Được biết kế hoạch chuyển đổi toàn bộ thẻ từ sang thẻ chip đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành từ cuối năm 2015. NHNN yêu cầu chậm nhất đến hết năm 2020 phải hoàn thành và giao NAPAS xây dựng bộ tiêu chuẩn thẻ chip cho thẻ thanh toán nội địa.

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc NAPAS cho biết đơn vị này đã hoàn thành việc xây dựng và bàn giao bộ tiêu chuẩn thẻ chip với thẻ thanh toán nội địa cho NHNN. Sau đó, NHNN sẽ xem xét, đánh giá và chính thức ban hành cùng với kế hoạch chuyển đổi chi tiết cho các ngân hàng thương mại.

Theo ông Nguyễn Quang Minh, NAPAS đang thực hiện thí điểm Bộ tiêu chuẩn thẻ chip cho thanh toán nội địa với 6 ngân hàng gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ABBank và TPBank, 3 đơn vị cung cấp thẻ chip và 6 đơn vị cung cấp thiết bị chấp nhận thẻ. Cùng việc triển khai thí điểm, NAPAS cũng đang xúc tiến việc hợp tác với các tổ chức trong mạng thanh toán châu Á - APN và các tổ chức thẻ quốc tế để triển khai thẻ đồng thương hiệu, cho phép thẻ chip nội địa của Việt Nam được chấp nhận rộng rãi tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Liên quan đến quá trình chuyển đổi thẻ chip, Hội thẻ ngân hàng đã kiến nghị NHNN sớm ban hành bộ tiêu chuẩn và chỉ đạo kế hoạch chuyển đổi chi tiết theo lộ trình phù hợp. Chính sách về chuyển đổi trách nhiệm, quy định tại mốc thời gian áp dụng nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thanh toán chưa hoàn tất chuyển đổi sang thẻ chip thì ngân hàng đó sẽ chịu toàn bộ rủi ro xảy ra do thẻ giả mạo.

Theo các ngân hàng, trong quá trình chuyển đổi sang thẻ chip, chủ thẻ có thể phải tốn phí phát hành lại thẻ chip (hiện một thẻ chip giá có khoảng 60.000 đồng - 80.000 đồng). Đồng thời, sau khi chuyển đổi sẽ khó tránh việc tăng một số loại phí dịch vụ bởi ngân hàng đã phải đầu tư cho việc chuyển đổi để gia tăng bảo mật, an toàn cho chủ thẻ và cả ngân hàng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội: 2 gói thầu hệ thống xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành trong 2024

Hà Nội: 2 gói thầu hệ thống xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành trong 2024

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá được thi công từ năm 2019, triển khai đồng loạt cả 4 gói thầu. Đến nay, gói thầu số 1 và gói thầu số 2 cơ bản đã hoàn thành, dự kiến đưa vào vận hành thử trong quý II/2024, hoạt động chính thức trong năm 2024.

Phát Đạt tiếp tục bán 'con', tính thu 1.400 tỷ để 'giải cứu' dòng tiền

Phát Đạt tiếp tục bán 'con', tính thu 1.400 tỷ để 'giải cứu' dòng tiền

(VNF) - Phát Đạt muốn chuyển nhượng 49% vốn cổ phần nắm giữ tại BIDICI với giá tối thiểu hơn 1.400 tỷ đồng.

TP.HCM: Giải ngân đầu tư công thấp, mới đạt 8,5%

TP.HCM: Giải ngân đầu tư công thấp, mới đạt 8,5%

(VNF) - Trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, tiến độ giải ngân đầu tư công rất chậm, mỗi tuần chỉ đạt 150 - 180 tỷ đồng.

Bất động sản nửa cuối năm 2024 sẽ ra sao?

Bất động sản nửa cuối năm 2024 sẽ ra sao?

(VNF) - Các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm 2024 sẽ không quá sôi động, giao dịch ổn định nhưng khó khăn vẫn còn.

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

(VNF) - Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, đã có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn 125 tỷ đồng (tương đường hơn 5 tỷ USD).

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

(VNF) - Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

(VNF) - Tuần giao dịch tiếp theo sẽ là tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2024 và trên bàn của giới chủ doanh nghiệp đã có gần như đầy đủ kết quả kinh doanh quý II.

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.