Chống 'tham nhũng' ở dự án cao tốc Bắc - Nam: Tránh 'vỏ dưa' lo gặp... 'vỏ dừa'?

Thế Anh - 03/10/2019 08:42 (GMT+7)

Bộ Giao thông vận tải hủy sơ tuyển nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đấu thầu quốc tế, đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, người dân vẫn lo lắng việc đầu tư sẽ thực hiện như thế nào để ngăn chặn nhà đầu tư nước ngoài đứng sau doanh nghiệp nội tham gia dự án, tránh tình trạng tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa “núp bóng”.

VNF
Tuyến cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan. Ảnh: Thế Anh

Về cơ hội của các nhà thầu trong nước tham gia dự án cao tốc Bắc - Nam, trao đổi với phóng viên, kỹ sư giao thông Lê Văn Hào - Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Thịnh Phát, khẳng định: “Một số đoạn cao tốc sẽ không đáp ứng được phương án thu hồi vốn, và chắc chắn sẽ bị lỗ khi nhà đầu tư tham gia đầu tư”.

- Thưa ông, việc huỷ bỏ đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc - Nam để chuyển sang đấu thầu trong nước có phát huy được hiệu quả kinh tế và chọn được nhà đầu tư đủ năng lực không?

Ông Lê Văn Hào: Nếu dùng ngân sách để thực hiện theo Luật Đầu tư công (dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam) thì ngân sách không đủ. Để đưa ra các phương án tốt nhất, tôi đã có văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về một số ý tưởng, giải pháp đầu tư cao tốc Bắc - Nam và mong muốn được Thủ tướng xem xét.

Trước đây, hình thức BT, BOT đã triển khai và đem lại kết quả tốt nhưng cũng kèm theo nhiều hệ lụy cho xã hội như đã thấy ở một số trạm BOT, còn hình thức đầu tư PPP là khá mới mẻ ở Việt Nam. Với quy trình: lựa chọn nhà đầu tư, khảo sát thiết kế, thi công, nghiệm thu đưa vào khai thác vận hành thu phí sử dụng dịch vụ.

Nếu khi sử dụng các hình thức đầu tư BT, BOT, PPP để đầu tư làm mới một công trình như đường cao tốc Bắc - Nam, sau đó thu phí để hoàn trả lại thì không khả thi. Nguyên nhân là do người dân sẽ có quyền lựa chọn các cung đường Quốc lộ 1 cũ và đường cao tốc để di chuyển để giảm chi phí đi lại.

Đặc biệt, một số đoạn cao tốc sẽ không đáp ứng được thu hồi vốn, và chắc chắn sẽ bị lỗ khi tham gia đầu tư. Do đó, sẽ không thu hút được các nhà đầu tư, Nếu trường hợp này mà Nhà nước dùng chính sách can thiệp để buộc người dân sử dụng dịch vụ đường cao tốc thì sẽ xảy ra phản ứng trong dư luận.

- Theo ông hủy đấu thầu quốc tế thì nên thực hiện theo phương án nào vừa có lợi cho đất nước, vừa có lợi cho người dân và các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng đường cao tốc?

Hầu hết lâu nay quy trình đầu tư chúng ta chỉ thực hiện theo quy trình một chiều, thiếu tính phản biện và luôn thực hiện kiểu hậu kiểm. Điều này làm thất thoát chi phí, giảm chất lượng công trình, tăng tham nhũng, lợi ích nhóm…

Do đó, để hài hòa lợi ích giữa các bên chúng ta cần phải thực hiện theo hình thức 4 bên: cá nhân, tổ chức cho vay - nhà nước trung gian vay, cho vay - nhà thầu thi công - đơn vị vận hành sử dụng thu phí.

Bằng hình thức này, nhà nước bằng tín chấp của mình đứng ra huy động vốn cho các dự án thành phần đường cao tốc, hoặc nhà nước đứng ra làm trung gian bảo lãnh cho doanh nghiệp tham gia làm đường vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ bảo hiểm xã hội trong nước với lãi suất nhất định (sẽ có thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên cho vay về cách thức vay - trả, thời hạn vay, lãi suất cho vay). Sau đó tổ chức đấu thầu thi công đường cao tốc.

- Quan điểm của ông như thế nào về hình thức đầu tư PPP đối với dự án cao tốc Bắc - Nam?

Việc chuyển sang đấu thầu trong nước, chắc chắn sẽ có 100% doanh nghiệp trong nước tham gia thi công. Tuy nhiên, nếu vẫn áp dụng hình thức đầu tư theo hình thức PPP, khi mà chúng ta áp dụng chưa nhiều thì sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy điển hình như các hình thức đầu tư đã từng xảy ra: BT, BOT… khi chúng ta không thể kiểm soát được hoạt động, không thể minh bạch được quá trình thi công cũng như vận hành dự án. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà thầu đó trục lợi bằng mọi giá một cách hợp pháp.

Cần triển khai tiến hành thuê tư vấn khảo sát thiết kế trong hoặc ngoài nước tiến hành khảo sát thiết kế, minh bạch thông tin dự án. Thành lập các ban chuyên đề thẩm định hồ sơ thiết kế, đồng thời tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kiểm tra thuế.

Sau khi nhà nước huy động được vốn thì tổ chức đấu thầu. Khi có kết quả đấu thầu sẽ tiến hành thi công. Trong quá trình thi công thì bộ phận giám sát, thanh kiểm tra, kiểm toán sẽ tham gia luôn ngay trên hiện trường, chiết tính khối lượng hoàn thành thực tế, nghiệm thu theo số liệu thực tế trên công trường, rồi mới được thanh toán khối lượng thi công theo thực tế.

Sau khi hoàn thành nghiệm thu, các bên tiến hành chốt số liệu ngay tại công trường, chấp nhận kết quả quyết toán và thanh toán đầy đủ cho nhà thầu. Nhà thầu sẽ không phải chịu kiểm tra hoặc thanh tra bất kỳ đợt nào khác thêm nữa. Vận hành thu phí để trả lại tiền vay và một phần lãi suất vay.

Phải minh bạch số tiền thu phí khi một phương tiện bắt đầu tham gia giao thông trên tuyến đó trên bảng điện tử tại trạm thu phí để nhân dân được quyền giám sát. Đồng thời số liệu đó được lưu lại theo thời gian trên hệ thống máy chủ có phần mềm bảo mật, nhân viên thu phí không thể tự tiện can thiệp. Nhà nước có chính sách để khuyến khích, bắt buộc một số phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, tăng thêm nguồn thu và giam thời gian khấu hao.

Xin cảm ơn ông!

Theo TGTT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

(VNF) - Với gần 70 triệu người dùng internet (khoảng 70% dân số), Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ xu hướng Proptech (công nghệ bất động sản) trong thị trường bất động sản. Nhờ Proptech, giá bất động sản sẽ “bớt ảo”, minh bạch hơn và có cơ sở để các nhà phát triển bất động sản đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu người mua hơn.

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

(VNF) - Bàn về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, không thể không nhắc đến những biến động bất thường của thị trường vàng hiện nay. Để hạ nhiệt, kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm có thêm giải pháp điều hành, cân nhắc đến việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng.

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên nợ BHXH

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội "bêu" tên vì có số tiền chậm đóng sau 10 tháng hơn 2,4 tỷ đồng. Công ty Thịnh Phát được biết tới là nhà thầu có tiếng ở Hưng Yên với doanh thu lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

(VNF) - BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bảo vệ Sức khỏe Môi trường, cho rằng: "Cần thiết phải cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

(VNF) - Vinaconex sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 2 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cảng Vạn Ninh trước ngày 20/6/2024. Lý do thoái vốn hiện không được tiết lộ.

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch 23/5. Mức vay này được xem là lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

 DN top đầu bảo hiểm nhân thọ: Doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng âm

DN top đầu bảo hiểm nhân thọ: Doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng âm

(VNF) - Những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ top đầu tại thị trường Việt Nam như Prudential, Manulife, Chubb Life, Dai-ichi, MB Ageas, Generali,… đều ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng âm so với mức thực hiện năm 2022.

Vinamilk hợp tác chiến lược với VNVC và Bệnh viện Tâm Anh

Vinamilk hợp tác chiến lược với VNVC và Bệnh viện Tâm Anh

(VNF) - Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.