Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội thảo đầu tư MBS’s Talk 21 với chủ đề “Vững vàng đi lên: Cơ hội thị trường khi kinh tế hồi phục”, chuyên gia của Công ty Chứng khoán MB (MBS) đã đánh giá 3 nhóm cổ phiếu có mức tăng trưởng vượt trội hơn mặt bằng chung là bất động sản, ngân hàng và điện năng.
Về ngành bất động sản, phía MBS cho rằng thị trường bất động sản tại thị trường TP. HCM sẽ ấm dần từ năm 2022 với nguồn cung tăng và mức giá cao hơn. Trong đó nguồn cung căn hộ mới dự báo tăng trưởng lần lượt 70% và 56% trong năm 2022 và 2023, phân khúc trung cấp sẽ đóng góp 30-50% vào tổng nguồn cung căn hộ mới.
Các tỉnh lân cận TP. HCM sẽ tiếp tục thu hút đầu tư trong năm 2022. Giá nhà ở sơ cấp sẽ khó có thể giảm, trong đó giá bán căn hộ sơ cấp tại TP. HCM sẽ tiếp tục xu hướng tăng 1-7% so với cùng kỳ ở tất cả phân khúc.
Tại thị trường Hà Nội, MBS đánh giá nguồn cung ở khu vực này dồi dào nhờ các dự án đại đô thị. Nguồn cung căn hộ mới kỳ vọng lần lượt tăng 40% và 41% trong năm 2022 và 2023. Giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng ổn định 5-7% so với cùng kỳ vào năm 2022.
Các chuyên gia của MBS cũng đánh giá tích cực mảng bất động sản khu công nghiệp nhờ vào tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu công nghiệp trọng điểm ở phía nam và phía bắc. Bên cạnh đó, thương mại điện tử bùng nổ cũng tạo nên tiềm năng cho doanh nghiệp bất động khu công nghiệp trong việc cho thuê đất.
Về trung và dài hạn, chuyên gia của MBS cho rằng việc Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc thu hút FDI và tham gia vào nhiều hiệp định tự do thương mại hơn so với các nước trong khu vực cũng là triển vọng cho lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.
Nhóm cổ phiếu có mức tăng trưởng được dự báo là vượt trội thứ hai là nhóm điện năng. Theo ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS, cổ phiếu ngành điện thường được nhà đầu tư lựa chọn là cổ phiếu phòng thủ trong trạng thái đầu tư bình thường.
Cụ thể, trong năm 2020 và 2021, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua trạng thái bất thường khi sụt giảm mạnh bởi Covid-19, trong đó ngành điện cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
“Thông thường sản lượng tiêu thụ điện hàng năm sẽ tăng khoảng 8,5% đến trên 9%, nhưng trong những năm vừa qua chỉ tăng được khoảng 3%. Một số doanh nghiệp điện năng trong danh mục theo dõi của MBS được huy động rất thấp bởi vì nhu cầu không cao như mọi năm”, ông Hoàng Công Tuấn cho biết.
Với việc trở về trạng thái bình thường mới trong năm 2022, Kinh tế trưởng MBS cho rằng tăng trưởng tiêu thụ điện sẽ trở về mức trên 8%. Trong 3 trụ cột chính của ngành điện là nhiệt điện, điện khí và thủy điện thì mức độ tiêu thụ của thủy điện sẽ giảm đi theo dự báo của chuyên gia MBS, mức tiêu thụ của điện khí và điện than sẽ tăng đáng kể trong năm 2022, tạo nên yếu tố gây đột biến và bất ngờ cho thị trường.
Về ngành ngân hàng, chuyên gia của MBS đánh giá các yếu tố vĩ mô thuận lợi như sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường tiêu thụ lớn nguồn ốn FDI dồi dào, tình hình chính trị ổn định và việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do giúp nền kinh tế và ngành ngân hàng tiếp đà tăng trưởng cao sau sự gián đoạn bởi dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, chất lượng tài sản tiếp tục được nâng cao nhờ các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như chiến lược chủ động đảm bảo chất lượng tài sản của nhóm các ngân hàng thương mại. Chuyên gia của MBS kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ cải thiện trong năm 2022 cũng như tỷ lệ bao nợ xấu sẽ tiếp tục được duy trì.
Ngoài ra, với việc NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm duy trì lãi suất thấp, cùng với việc hỗ trợ giảm lãi suất cho vay dần được giảm lại và hạn mức tín dụng được nâng lên thúc đẩy kỳ vọng NIM được gia tăng trong năm 2022, qua đó giúp bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay khả quan hơn.
Phía MBS cũng cho biết hoạt động tăng vốn là một trong những điểm nhấn chú ý của ngành ngân hàng trong năm 2022 khi loạt nhà băng công bố kế hoạch bán vốn cho các cổ đông chiến lược.
Ngược lại với quan điểm của các chuyên gia MBS, ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ không tăng mạnh trong năm 2022.
“Năm 2020 và năm 2021 ngành ngân hàng đã được hưởng lợi nhiều khi lãi suất đầu vào rất thấp trong khi lãi suất đầu ra không bị hạ nhiều dù tác động của dịch bệnh. Động lực tăng trưởng của ngành ngân hàng năm 2022 đến từ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên tôi cho rằng NIM sẽ hạ xuống khi lãi suất tăng lên, và tăng trưởng tín dụng chưa chắc đã bù đắp được việc hạ NIM làm tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng không cao trong năm 2022”, ông Lã Giang Trung cho biết.
Theo ông, thị trường sẽ định không trả giá cao cho nhưng cổ phiếu không có tính bất ngờ, trong khi đó việc lợi nhuận năm 2022 của ngành ngân hàng không đạt được mức tăng trưởng mạnh không gây ra sự bất ngờ đối với thị trường khi so sánh trên mức nền cao của 2 năm trước.
Ngoài ra, CEO Passion Investment bố sung thêm một ngành ông cho rằng sẽ hưởng lợi trong năm 2022 từ những yếu tố cơ bản là ngành xây dựng.
Ông Lã Giang Trung cho rằng ngành xây dựng sẽ đi theo sự phát triển của ngành bất động sản. Ngành xây dựng đang đi lên từ mức nền rất thấp sau giai đoạn từ năm 2015-2017 khi lao dốc cùng với sự đi xuống của ngành bất động sản. CEO Passion Investment đánh giá ngành xây dựng sẽ phát triển vượt bậc về doanh thu từ năm 2022.
“Quy mô thị trường của ngành xây dựng đã lớn hơn rất nhiều khi xuất hiện ngày càng nhiều dự án hàng trăm hecta”, ông Lã Giang Trung đánh giá.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.