Chuyên gia: 'Phải định giá đúng những lô đất vàng nghìn tỷ'

Anh Minh - 08/11/2018 07:25 (GMT+7)

(VNF) - Giá trị sổ sách tài sản trên đất có thể rất thấp, nhưng quyền thuê đất và chuyển nhượng đất sẽ cực kỳ quan trọng và hấp dẫn các nhà đầu tư.

VNF
Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang sở hữu "đất vàng"

Phát biểu tại diễn đàn “Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ông Hoàng Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp-Ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh việc kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc minh bạch hóa, góp phần phòng chống tham nhũng, thất thoát tài sản công trong quá trình thực hiện cổ phần hoá DNNN. 

Thực tế cho thấy, giá trị sổ sách tài sản trên đất có thể rất thấp, nhưng quyền thuê đất và chuyển nhượng đất sẽ cực kỳ quan trọng và hấp dẫn các nhà đầu tư. 

Ông Giang dẫn chứng về một số vụ việc như, quỹ đất vàng trên đường Lê Duẩn của Công ty Xổ số Kiến Thiết TP.HCM được định giá hơn 800 tỷ đồng, nhưng khi tổ chức đấu giá, thu được gần 2.000 tỷ đồng.
 
Theo phê duyệt của UBND TP, Hà Nội ngày 1/7/2016, giá trị Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) là 4.043 tỷ đồng, bao gồm những vị trí đắc địa (Tràng Thi, Ngô Thì Nhậm, Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Cát Linh, Phạm Ngọc Thạch...), cùng các thương hiệu tên tuổi như kem Thủy Tạ, vang Thăng Long, gốm Chu Đậu…

“Việc tổ chức đấu giá nghiêm túc chắc chắn sẽ thu về con số gấp nhiều lần mức giá khởi điểm chủ quan trên”, ông Hoàng Trường Giang lưu ý.

Theo số liệu tại diễn đàn, số lượng DNNN đã giảm mạnh từ hơn 12.000 vào đầu những năm 90 còn 5.600 doanh nghiệp vào năm 2001 và hiện là khoảng 500 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đang hoạt động trong 11 ngành, lĩnh vực kinh tế. Dự kiến, đến năm 2020, cả nước chỉ còn hơn 100 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. 

Trong đó, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp quy mô rất lớn như Tập đoàn Cao su Việt Nam, các Tổng công ty: Phát điện 3, Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí, Lọc hóa dầu Bình Sơn... và đã trở thành những điểm sáng khi mà số lượng cổ phiếu IPO đều được bán hết, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Về công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong giai đoạn từ năm 2016-tháng 10/2018, đã có các thương vụ lớn như thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Công ty cổ phần Sữa Vinamilk... đã thu về gần 160.000 tỷ đồng (gấp hơn 9 lần giá trị sổ sách).

Tuy nhiên, vẫn có không ít DNNN bộc lộ những hạn chế, đồng thời tiến độ cổ phần hoá vẫn còn chậm. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang được giao quản lý và sử dụng một khối lượng tài sản rất lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh còn chưa tương xứng. 

Bộ Tài chính cho biết, theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp (bao gồm: 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017 và 64 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2018). Nhưng đến hết tháng 9/2018 mới cổ phần hóa được 11 doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đánh giá, "tiến độ triển khai cổ phần hóa trong 9 tháng đầu năm 2018 như vậy là chậm, có khả năng không đạt được số lượng theo kế hoạch đã đề ra".

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng cần thực hiện mục tiêu là DNNN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình chứ không nên lo vấn đề sở hữu, “cố gắng để nhà nước níu giữ nhiều sở hữu không phải là mục tiêu, cần sớm chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giữa các thành phần doanh nghiệp” - ông Lưu Bích Hồ nói. 

Chỉ ra những lý do hạn chế, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp-Bộ Tài chính, cho biết, một số bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. 

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, còn một số cá nhân, doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc thị trường, không công khai, minh bạch thông tin tài chính, cá biệt một số cá nhân lãnh đạo vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến thua lỗ, mất vốn tại một số dự án.

Giải pháp đồng bộ tối ưu vốn nhà nước

Về giải pháp trong thời gian tới, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN.

Về thể chế,  trong năm 2019 và năm 2020, hoàn thành việc rà soát, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN như: Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Bộ luật Lao động... Ngoài ra, cần khẩn trương ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn liên quan.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước trước ngày 31/12/2018 cần hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định.

Cần gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu DNNN, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi triển khai…

Về quản trị doanh nghiệp,  lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, DNNN chịu trách nhiệm trong năm 2019 hoàn thành và thực hiện các nhiệm vụ bổ sung hoặc xây dựng ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở để quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp. Cần rà soát, xác định nhiệm vụ, tập trung vào kinh doanh những ngành nghề kinh doanh chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính. 

Cần xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, triển khai cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực; tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp thành viên kinh doanh cùng ngành nghề.

Về nhóm giải pháp về giám sát, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, cần bổ sung nội dung kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong việc chấp hành kỷ luật hành chính khi thực hiện kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức, hoàn thành kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm. 

Bổ sung danh mục thanh tra đối với các doanh nghiệp chậm quyết toán tại thời điểm chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Cần định kỳ công bố công khai thông tin tiến độ và kết quả thực hiện về cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong đó nêu rõ tên đơn vị hoàn thành, tên đơn vị còn chậm tiến độ) làm cơ sở để đánh giá tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo VGP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

(VNF) - Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định về việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

(VNF) - Ngày 17/5, Trung Quốc đã công bố một số biện pháp sâu rộng nhất để ổn định lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, cho phép chính quyền địa phương mua một số căn hộ, nới lỏng các quy tắc thế chấp và cam kết nỗ lực hơn nữa để cung cấp những ngôi nhà chưa hoàn thiện.

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

(VNF) - Công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia Arup của Anh xác nhận rằng mới đây xác nhận công ty đã vướng vào một vụ lừa đảo deepfake nhắm vào một trong những nhân viên của họ ở Hong Kong và khiến người này mất 25 triệu USD.

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

(VNF) - Căn biệt thự này có diện tích gần 5.000m2, tọa lạc tại lô đất K10 thuộc khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(VNF) - Vietcombank cho biết thời gian gần đây, ngân hàng nhận được những thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh Vietcombank thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.