Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) có vẻ đắn đo khi được hỏi về hiệu quả của kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
“Tôi muốn nhìn vào tỷ suất lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng như doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để bàn về hiệu quả”, ông Trung nói.
Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2017, ROA bình quân của các tập đoàn, tổng công ty là 7,5%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân là 10,4%.
Nhưng, bức tranh chung lại không quá lạc quan nếu nhìn vào danh sách những tập đoàn, tổng công ty có tỷ suất ROE cao, như Viettel (28,8%); Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (26%); Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (23,7%)... Hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty này, dù lớn cũng không đủ sức phủ lấp số đông kém hiệu quả còn lại.
Thực trạng tương tự khi nhìn vào tỷ lệ này ở 443 công ty TNHH một thành viên độc lập, với các con số tương ứng là 5,9% và 8,0%.
Điều này lý giải tại sao trong phần được đánh giá khó hoàn thành đúng thời hạn (vào năm 2020) của kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, có hai mục tiêu là nâng cao một bước hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, ông Trung lại có cách nhìn nhận khác.
“Trước đây, khu vực doanh nghiệp nhà nước từng đạt 7% tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, 18% tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Mặc dù các con số trên đã khá hơn giai đoạn 2015-2016 (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của khu vực này là 5,3-4,6%), nhưng vẫn thấp hơn rất xa các công ty cổ phần có vốn nhà nước trong cùng giai đoạn. Dư địa để đạt mục tiêu là có, giải pháp là xác định rõ các chỉ tiêu về lợi nhuận cho khu vực này”, ông Trung phân tích.
Cụ thể, theo ông Trung, chỉ tiêu có thể cân nhắc là khu vực doanh nghiệp nhà nước phải đạt hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 15%/năm; hiệu suất sinh lời của tài sản từ 7-9%/năm đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
CIEM lâu nay vẫn kiên trì khuyến nghị áp đặt các chỉ tiêu kinh doanh thực sự tương xứng với tài sản, nguồn lực và tất cả lợi thế kinh doanh mà doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ, thay vì các chỉ tiêu năm sau cao hơn trước mà họ đang nhận được. Các chuyên gia cho rằng, đây là cách hữu hiệu để thay đổi hiệu quả hoạt động của khu vực này, từ trạng thái mông lung, không chắc chắn hiện tại, sang giai đoạn là động cơ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế.
Vì, theo Bộ Tài chính, tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con là 2.776.384 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2016.
Tính riêng các công ty mẹ thì tổng tài sản là 1.945.532 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2016. Nhưng hệ số vòng quay tổng tài sản (doanh thu thuần/tổng tài sản) của các công ty mẹ năm 2017 là 0,38 lần (<1), cho thấy việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả.
Mặc dù chỉ số này cần được xem xét, đánh giá cụ thể gắn với tính chất ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, nhưng ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng không thể tiếp tục những con số như vậy trong báo cáo về khu vực này.
“Số tài sản lớn này phải tạo ra được nguồn lực lớn cho nền kinh tế. Chúng tôi đã nghiên cứu, xét trong quan hệ giữa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và tiềm năng tăng trưởng kinh tế, với quy mô tài sản hiện tại là 3,05 triệu tỷ đồng, nếu tăng hiệu quả sử dụng tài sản thêm 1%, thì GDP của nền kinh tế có khả năng tăng thêm 0,8% đến 0,9%”, ông Cung nói.
Thực tế không ít doanh nghiệp nhà nước đã làm được yêu cầu tăng hiệu quả hoạt động. Vấn đề ở đây là buộc các doanh nghiệp khác phải thực hiện, có giải pháp để thực hiện bằng được.
“Nếu Viettel đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 33% năm 2017, thì VNPT hay Mobifone cũng phải tiếp cận về dài hạn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tương tự. Mô hình quản trị của Viettel có thể nhân rộng không?
Hay các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong ngành công thương như Vinachem, TKV, Vinatex, Petrolimex cũng phải đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ít nhất ngang bằng mức trung bình của các công ty cổ phần có vốn nhà nước là 15%-18%/năm…”, ông Cung đề xuất.
Rõ ràng, chìa khóa mà giới nghiên cứu nhìn thấy để mở bài toán hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước ở đây là quản trị doanh nghiệp.
Cũng phải nói rõ, trong mục tiêu của kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, có yêu cầu phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp.
“Đây là thời điểm buộc phải thực hiện yêu cầu này ở từng doanh nghiệp, chứ không phải đợi đến thời hạn 2025-2030 mới hoàn thành. Nếu chậm thay đổi quản trị doanh nghiệp, sẽ kéo theo các hệ lụy dài hạn do hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thấp”, ông Cung nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.