'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
Phát biểu tại Tọa đàm “Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68”, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) trước Nghị quyết 68, chúng ta có Nghị quyết 57 về kinh tế tư nhân, một văn bản được đánh giá là thành công và tạo tiếng vang, nhưng đến khâu thực thi lại gặp thách thức. Làm thế nào để triển khai 142 đầu việc cụ thể là một bài toán nan giải.

Ông Minh chia sẻ rằng, khi xây dựng Nghị quyết, ban đầu trong văn bản chưa có chữ “một” mà chỉ nêu: “động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng”.
Nhưng vì sao lại là "quan trọng nhất"? Ông Minh lý giải rằng khu vực kinh tế nhà nước đã gần chạm trần với tỷ trọng khoảng 20% và gần như không tăng thêm. Trong khi đó, khu vực FDI cũng đạt đỉnh từ năm 2019 với tỷ trọng 22% và gần như đứng yên từ đó đến nay, bởi lẽ phần lớn chỉ tham gia vào hoạt động gia công, thâm dụng lao động và thâm dụng vốn lớn. Nếu muốn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, thì phải chuyển mình sang những lĩnh vực như bán dẫn, AI. Nhưng đây là hành trình khó khăn khi chúng ta đi sau thế giới tới 50 năm.
“Vì thế, Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt: liên tục đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân để mang vào “tiếng nói từ thực tiễn”, ông Minh nhấn mạnh.
Nói về bối cảnh ra đời của Nghị quyết 68, ông Bùi Thanh Minh gọi đây là “Đổi mới 2.0”. Nếu Đổi mới năm 1986 đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và thiết lập nền tảng phát triển, thì nay, mục tiêu không chỉ dừng ở thu nhập trung bình mà là đạt ngưỡng thu nhập cao vào năm 2045.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, tăng trưởng GDP năm nay phải đạt 8% và từ năm 2026 phải đạt 10% – một mục tiêu đầy tham vọng. Bởi lẽ, quy mô nền kinh tế càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng khó duy trì ở mức cao. Nếu không đạt tối thiểu 6,6% mỗi năm, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Ông Minh thẳng thắn nhìn nhận, nếu không có Nghị quyết 57, không có tư duy đổi mới sáng tạo thì Việt Nam không có cánh cửa nào để bước lên nấc thang phát triển tiếp theo.
“Tuy nhiên, đâu đó chúng ta đã quá hài lòng, sống thoải mái trong suốt 30 năm, kể từ năm 1995 đến nay”, ông Minh đặt vấn đề.
Theo vị chuyên gia, nền kinh tế phần nào đã “ngủ quên” trong thành công, sống tương đối thoải mái. Nhưng ở giai đoạn phát triển mới, ở giai đoạn phát triển mới, chỉ có nâng cao hiệu quả và thúc đẩy đổi mới sáng tạo mới là con đường khả thi. Và cũng vì vậy, Nghị quyết 68 ra đời, đặt nền móng cho sự chuyển mình của khu vực tư nhân.
Nghị quyết 68 không phải là ưu tiên khu vực tư nhân mà là về luật chơi
Về Nghị quyết 68, ông Minh nhấn mạnh, đây không phải là câu chuyện ưu tiên khu vực tư nhân, mà là vấn đề về luật chơi – khu vực này chỉ cần được tự do và bình đẳng để làm tốt công việc của mình. Ông ví von, một doanh nhân cũng giống như người lái xe: họ muốn đi xa, đi nhanh, đi an toàn, cái họ sợ không phải là ổ gà, lúc đó họ có thể giảm tốc.

Một thực tế được chỉ ra: nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước, khi phát triển đến một mức độ nhất định, lại chọn chuyển thành doanh nghiệp FDI để được hưởng ưu đãi. Điều này bắt nguồn từ tâm lý “tiếp khách”, tiếp đón nhà đầu tư ngoại nồng nhiệt hơn doanh nghiệp nội.
“Đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng trong nền kinh tế”, ông Bùi Thanh Minh nhấn mạnh.
Ông Minh cho biết sắp tới sẽ có các nghị quyết quan trọng khác liên quan đến nhân lực và chính sách công nghiệp. Dù hạ tầng, thể chế và nhân lực đều là điểm nghẽn, nhưng chính sách công nghiệp mới là mấu chốt. Nếu không đặt Nghị quyết trong tổng thể chiến lược này thì khó có thể tối ưu hoá nguồn lực. Khi sáp nhập các cơ quan, ông Minh cho rằng cần tạo không gian để từng địa phương xác định ngành mũi nhọn, cũng như phát huy năng lực cạnh tranh theo từng vùng.
Bên cạnh đó, ông chỉ ra thực trạng đáng lưu tâm: trong khi Nhật Bản vay vốn với lãi suất 1% – 2%, thì Việt Nam phải trả 6% – 7%, rất khó cạnh tranh. Nhưng ông Minh không cho rằng tình hình quá bi quan. Theo ông, đây là giai đoạn “không chậm nhưng cũng không nhanh” – và Việt Nam cần có thời gian để thích ứng. Quan trọng là giữ có thái độ phù hợp: không bi quan cho rằng ta đang bị tụt lại, nhưng cũng không lạc quan đến mức chủ quan rằng ta sẽ bứt phá dễ dàng.
Vị chuyên gia cho hay, khi thiết kế Nghị quyết 68,tổ soạn thảo theo đuổi hai tư duy cốt lõi: tư duy “cởi trói” và tư duy “phát triển”. Ở tư duy cởi trói, mục tiêu là giải quyết các “căn bệnh” cố hữu như đất đai, vốn, hay cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tư nhân với các nhóm thân hữu. Còn ở tư duy phát triển, các doanh nghiệp được phân cấp theo ba nhóm: doanh nghiệp dẫn dắt gắn với bài toán quốc gia, doanh nghiệp tiên phong, và các doanh nghiệp nhỏ.
Một điểm đặc biệt nữa là Việt Nam thúc đẩy các hộ kinh doanh bước ra khỏi vùng an toàn để trở thành lực lượng doanh nghiệp thực thụ. Theo ông, có 5 chuyển động cần thiết trong thực thi, trong đó trao quyền cho các chủ thể liên quan là then chốt.
“Đây là thời điểm vô cùng quan trọng để đổi mới – một cuộc đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động. Nếu Việt Nam muốn trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, thì nghị quyết không thể chỉ nằm trên giấy. Với một dân tộc từng là anh hùng trong chiến tranh, thông minh trong thời bình, không lý do gì Việt Nam không thể vươn lên top 15 nền kinh tế mạnh – miễn là chúng ta đủ khát vọng và hành động xứng đáng với hy sinh của cha ông”, ông Minh kết luận.
Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định
- Tổng Bí thư: 'Nghiên cứu xây dựng Luật phát triển kinh tế tư nhân' 11/05/2025 04:08
- 'Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68' 13/05/2025 08:00
- Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị: Bước ngoặt mới cho kinh tế tư nhân 06/05/2025 09:30
'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'
(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện tại, không còn lý do gì để không… mở hết cỡ cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ các hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách cũ kỹ, lỗi thời.
Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân
(VNF) - Sự ra đời của Nghị quyết 68 tạo cho doanh nghiệp một động lực mới, một luồng sinh khí mới đã bắt đầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điểm yếu của khu vực tư nhân thể hiện qua sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt. Do đó, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh, phải cần các sếu đầu đàn tiên phong.
Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt thủ tục, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giảm bớt áp lực về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động làm ăn của khối tư nhân.
‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Nghị quyết 68 khẳng định rõ tinh thần không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế sẽ khiến doanh nhân yên tâm kinh doanh. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp cận cái mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ
(VNF) - TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, các Báo cáo Kinh tế thường niên cho thấy: cần nhìn nhận lại vai trò của đất đai - một trong những yếu tố sống còn, dưới góc nhìn của khu vực tư nhân.
'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân
(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.
Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"
(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp
Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'
(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.
Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'
(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'
(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện tại, không còn lý do gì để không… mở hết cỡ cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ các hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách cũ kỹ, lỗi thời.
Hiện trạng loạt dự án BĐS chờ Đà Nẵng định lại giá đất để 'hồi sinh'
(VNF) - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Đà Nẵng đã liên tục phát hành thông báo mời các đơn vị có năng lực tham gia tư vấn xác định giá đất đối với nhiều dự án lớn trên địa bàn thành phố.