Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thời gian qua, nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản đã đưa ra các ứng dụng mua bán trực tuyến (app) để nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối, mua chung một căn hộ, một mảnh đất hoặc một dự án.
Ví dụ, một căn hộ trị giá 1 tỷ đồng sẽ được chia thành 100 phần, mỗi phần 10 triệu đồng, khách hàng có thể mua một hoặc nhiều phần. Bên cạnh lời hứa được sở hữu, khách hàng còn được cam kết một khoản lợi nhuận tương đối hấp dẫn.
Để hiểu rõ hơn về phương thức kinh doanh này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tài chính – bất động sản, TS Đinh Thế Hiển:
- Ông nhìn nhận như thế nào về hình thức góp vốn đầu tư bất động sản qua app?
TS Đinh Thế Hiển: Hình thức này thoạt nhìn có ưu điểm là nhà đầu tư ít tiền vẫn có thể tham gia đầu tư bất động sản còn chủ đầu tư sẽ có được nguồn vốn mà không cần phải đi vay ngân hàng, cả hai cùng có lợi.
Tuy nhiên, phân tích kỹ sẽ thấy đây là hình thức vô cùng rủi ro đối với nhà đầu tư.
Ta đã biết, trước đây, với những dự án chưa đủ điều kiện mở bán, chủ đầu tư sẽ “lách luật” bằng cách dùng hình thức hợp tác đầu tư, chẳng hạn như hợp đồng góp vốn… Nhiều nhà đầu tư tham gia theo cách này đã bị chôn vốn, mất tiền, nhiều năm thưa kiện mà vẫn không lấy lại được tiền. Bây giờ hình thức góp vốn qua app còn rủi ro hơn thế.
Cần lưu ý, việc doanh nghiệp kêu gọi vốn đại chúng qua app là vi phạm pháp luật, bởi doanh nghiệp chỉ được phép gọi vốn đại chúng khi có giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Khi góp vốn đầu tư bất động sản qua app, nhà đầu tư có được đảm bảo về quyền sở hữu bất động sản đó không?
Giấy chứng nhận điện tử của doanh nghiệp kêu gọi góp vốn qua app chỉ là tờ giấy lộn, chẳng có giá trị gì. Khi không được nhà nước chứng nhận sở hữu (hay đồng sở hữu) thì xem như không sở hữu gì hết.
- Vậy còn cam kết về lợi nhuận?
Ngay cả ngân hàng cho vay, có cả bộ máy thẩm định, giám sát sử dụng vốn chuyên nghiệp, mà chủ đầu tư còn có thể qua mặt, lấy tiền vay để đầu tư chỗ khác kiếm lợi riêng thì những nhà đầu tư góp vốn qua app làm sao có thể kiểm soát việc doanh nghiệp sử dụng tiền góp như thế nào.
Giả sử doanh nghiệp nhận vốn góp đó có sử dụng tiền góp vào dự án thật thì cũng không ai có thể kiểm soát chi phí ra sao, lời lãi thế nào. Khách hàng góp vốn rồi chờ lợi nhuận ngon thì cũng như tin thằng cuội.
- Vậy vì sao hình thức góp vốn đầu tư bất động sản qua app vẫn thu hút khá nhiều nhà đầu tư?
Một cách ngắn gọn là vì ham lợi nhuận cao! Nhà đầu tư nhỏ lẻ rất nhanh quên những bài học mất tiền số đông, và do đó họ sẽ tiếp tục bị các tổ chức, mô hình thiếu chuẩn móc túi tiếp…
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.