Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bà Minh cho biết, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững của đất nước và thể hiện tính nhân văn và bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Minh - Tổng giám đốc BHXH Việt Nam
- Đề án Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa được Hội nghị Trung ương lần thứ 7 thảo luận, cho ý kiến. Bà có thể cho biết, đâu là những điểm đột phá và ý nghĩa trong cải cách chính sách BHXH được đề cập trong Đề án?
Bà Nguyễn Thị Minh: Đề án cải cách chính sách BHXH lần này có ba điểm đột phá lớn. Một là, mở rộng bao phủ BHXH hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân thông qua việc xây dựng hệ thống BHXH đa tầng; sửa đổi quy định về điều kiện đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu theo hướng giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm và lộ trình hướng đến 10 năm; điều chỉnh công thức tính lương hưu theo nguyên tắc công bằng, đóng - hưởng, chia sẻ; mở rộng đối tượng tham gia bắt buộc đến nhóm chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.
Cùng đó là tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách; cải cách trong thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện nhằm củng cố niềm tin của người tham gia vào hệ thống; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức.
Hai là, đảm bảo cân đối tài chính quỹ trong dài hạn. Cụ thể, sửa đổi, khắc phục bất hợp lý về chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng BHXH một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế. Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu tăng trưởng diện bao phủ với mức hưởng khiêm tốn thay vì mức hưởng cao nhưng diện bao phủ hẹp. Điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp thông lệ quốc tế.
Ba là, thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối và trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc. Như vậy, khi triển khai thực hiện ba đột phá trên sẽ đem lại hiệu quả to lớn đó là sẽ có nhiều người được đảm bảo an sinh hơn, quỹ BHXH được cân đối trong dài hạn và đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Các giải pháp đã được đưa ra, vậy theo bà, chúng ta phải quan tâm đến điều gì trong khâu thực hiện để những chính sách BHXH trên thực sự mang lại hiệu quả như kỳ vọng?
Một điểm lớn trong nội dung cải cách chính sách BHXH là cải cách công tác tổ chức thực hiện để củng cố niềm tin của người tham gia vào hệ thống. Vì vậy, để đạt được hiệu quả khi triển khai, cần đặc biệt quan tâm đến một số nội dung sau:
Dự kiến đến tháng 5/2018 tổng số người tham gia BHXH là 14,035 triệu người, tăng 1,6% so với năm 2017, tuy nhiên để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH (theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020) hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, theo tôi có một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH là:
Ý thức chấp hành pháp luật BHXH của một bộ phận chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, nhất là khu vực ngoài nhà nước, thường trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng vào quỹ BHXH của người lao động. Một số doanh nghiệp còn thỏa thuận với người lao động để không đóng BHXH.
Việc quản lý, nắm bắt số đơn vị mới thành lập, đang hoạt động, đơn vị thay đổi địa chỉ gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa bàn hoạt động mà không thông báo cho cơ quan BHXH và với các cơ quan quản lý hoặc doanh nghiệp có chủ nước ngoài bỏ trốn nên không xác định được địa chỉ để theo dõi.
Nhiều doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc công tác khai trình sử dụng lao động, đồng thời công tác quản lý về lĩnh vực này chưa được quan tâm một cách thỏa đáng nên không nắm bắt được chính xác số đơn vị thực tế đang hoạt động cũng như biến động lao động tại các doanh nghiệp.
Cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp do chủ sử dụng lao động trả lương nên chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động. Chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH; chưa giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chưa tổng kết, đánh giá, kiểm điểm những tồn tại, hạn chế nguyên nhân chậm phát triển đối tượng tham gia BHXH.
Một bộ phận người lao động chưa hiểu đầy đủ về lợi ích khi tham gia BHXH nên thỏa thuận với doanh nghiệp không đóng BHXH; hoặc vì sợ mất việc làm nên không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi tham gia BHXH.
Đối tượng thuộc diện tham gia là người lao động trong khu vực phi chính thức, có thu nhập thấp, không ổn định nên không có điều kiện để tham gia; mặc dũ từ tháng 01/2018, ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng cho người tham gia nhưng mức hỗ trợ còn khiêm tốn chưa tạo động lực cho người tham gia.
Công tác tuyên truyền trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa có các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng đặc thù nên một bộ phận người dân chưa có nhiều thông tin về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về BHXH.
Chưa hình thành được văn hóa đóng hưởng để tự đảm bảo an sinh. Điều kiện chưa cho phép thiết kế các gói quyền lợi BHXH ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp đối với người lao động trong khu vực phi chính thức.
Tăng cường công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp cho từng nhóm đối tượng để người dân, doanh nghiệp thấy được trách nhiệm và lợi ích khi tham gia BHXH; tuyên truyền phải đi trước một bước.
Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH đến các địa phương. Giải quyết, chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đầy đủ đến mọi người tham gia BHXH. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH để hạn chế trốn đóng, tránh đóng BHXH.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH tạo tiền đề cho việc đơn giản hóa triệt để quy trình, thủ tục tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện, tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia và thụ hưởng chính sách. Mở rộng mạng lưới đại lý thu BHXH.
- Trong Đề án có đề xuất việc giảm số năm tham gia BHXH liên tục từ 20 năm còn 10 năm trước khi về hưu để được hưởng chế độ. Tại sao Đề án lại đề xuất như vậy, căn cứ trên tính toán nào để không bị ảnh hưởng đến quỹ lương hưu?
Tham gia BHXH để phòng ngừa rủi ro trong cuộc đời lao động và khi nghỉ hưu nghĩa là nâng cao khả năng tự đảm bảo an sinh là mục tiêu phát triển BHXH của tất cả các nước và hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta. Chúng ta cần chú trọng mở rộng diện bao phủ BHXH với lợi ích khiêm tốn hơn là diện bao phủ hẹp với mức hưởng lợi cao để tiến tới BHXH toàn dân.
Hiện nay, điều kiện tối thiểu về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu của chúng ta khá dài (20 năm) nên một bộ phận người lao động không đủ điều kiện để tích lũy hoặc tâm lý chờ đợi lâu dẫn đến muốn nhận BHXH một lần, điều này đồng nghĩa với việc họ rời khỏi hệ thống và làm giảm diện bao phủ BHXH, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững của Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, cần thiết phải xem xét giảm điều kiện tối thiểu về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu xuống mức thấp hơn để nhiều người được hưởng lương hưu hơn. Tất nhiên về công thức tính toán cần phải điều chỉnh lại để đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ. Như vậy, sẽ có nhiều người được đảm bảo an sinh hơn.
- Xin cảm ơn bà!
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.