Deloitte Việt Nam: Tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến tránh lỗi 'trễ hẹn' giữa 'bão' COVID-19

An An - 17/04/2020 08:37 (GMT+7)

Giữa "bão lốc" COVID-19, các kỳ đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của doanh nghiệp (DN) đã không thể diễn ra vào tháng 4. Nhiều DN đã và đang tính đến phương án họp ĐHĐCĐ trực tuyến để tránh "lỗi" trễ hẹn theo luật định. Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT - Viện Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), dù có rất nhiều lợi ích song doanh nghiệp cần cân nhắc tới những vấn đề phát sinh khi quyết định tổ chức họp theo hình thức này.

VNF
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT - Viện Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD)

- ĐHĐCĐ trực tuyến là khái niệm khá "lạ lẫm" ở Việt Nam. Theo bà, hình thức họp này có phù hợp với những quy định luật pháp hiện nay?

Bà Hà Thị Thu Thanh: Việc thực hiện họp ĐHĐCĐ trực tuyến được quy định tại Khoản 3, Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi, đồng thời cũng được quy định chi tiết tại Khoản 3, Điều 8 tại Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về Quản trị Công ty áp dụng đối với các công ty đại chúng. 

Tuy nhiên, để ĐHĐCĐ trực tuyến được tiến hành một cách hợp pháp còn cần phải xem xét xem điều này đã được quy định trong Điều lệ Công ty và Quy chế Quản trị Công ty hay chưa. Nói một cách khác, nếu điều này chưa được quy định rõ trong Điều lệ hoạt động và Quy chế Quản trị Công ty, DN cần phải lấy ý kiến của các cổ đông bằng văn bản để bổ sung thêm quy định về việc tổ chức thực hiện họp ĐHĐCĐ trực tuyến, thì mới được tiến hành triển khai họp theo hình thức này.

- Dù ĐHĐCĐ trực tuyến còn khá mới mẻ với nhiều DN Việt Nam nhưng hình thức này đã  phổ biến ở một số quốc gia. Bà có thể cho biết, ở các quốc gia khác, việc này được thực hiện như thế nào và đem đến những lợi ích gì cho DN? 

Việc tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến không phải là điều mới ở nhiều nước. Tại Mỹ, việc tổ chức họp ĐHĐCĐ dưới hình thức trực tuyến được diễn ra khá phổ biến. Trong bối cảnh hiện nay, tính đến tháng 04 năm 2020, tại một số quốc gia như Anh, Đức, Canada, Singapore…, cũng đã có nhiều DN thực hiện tổ chức họp theo hình thức này. 

Bằng công nghệ trực tuyến, các cuộc họp ĐHĐCĐ có thể được diễn ra dưới 02 dạng: cuộc họp trực tuyến toàn bộ (virtual only-meeting), trong đó không thành viên nào gặp mặt trực tiếp; và cuộc họp trực tuyến một phần (hybrid meeting) với sự tham gia của một số thành viên có mặt trực tiếp tại một địa điểm cụ thể và thiết lập đường online để các thành viên khác trong cuộc họp này tham gia. 

Trên thực tế, cách thức tổ chức họp ĐHĐCĐ trực tuyến sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho DN, như thúc đẩy DN đổi mới, ứng dụng công nghệ , tăng khả năng huy động cổ đông tham gia - điều này đặc biệt phù hợp với các Công ty, Tập đoàn đa quốc gia; và giúp tiết kiệm chi phí so với họp trực tiếp ( bao gồm chi phí thuê hội trường, in ấn tài liệu, nguồn nhân lực phục vụ phiên họp,…). 

Đặc biệt điều này hết sức có giá trị vào năm nay khi mùa đại hội đến trong bối cảnh các quy định cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi đại dịch. Tổ chức họp ĐHĐCĐ trực tuyến sẽ giúp các công ty chủ động trong việc đưa ra thời gian Đại hội sau khi đã hoãn/ hủy kế hoạch Đại hội, và theo đó, tiến hành tổ chức họp ĐHĐCĐ kịp thời và hiệu quả

- Theo bà, các DN sẽ phải cân nhắc những vấn đề gì khi lựa chọn hình thức họp ĐHĐCĐ trực tuyến?

Dù họp dưới hình thức nào thì tôi cho rằng các cuộc họp ĐHĐCĐ cần được đảm bảo về cơ sở pháp lý như tôi đã trình bày ở trên. 

Hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch, rất nhiều DN phải hủy kế hoạch họp ĐHĐCĐ đã có từ trước và đang xây dựng lại kế hoạch họp ĐHĐCĐ mới. Cùng với đó là hàng loạt các công việc cần phải thực hiện trước khi triển khai cuộc họp như chốt danh sách cổ đông, cập nhật các thông tin cho cuộc họp….Đây là những vấn đề DN phải tính đến.

Đến thời điểm này, theo quan sát của chúng tôi, mới có Tập đoàn FPT (bao gồm tập đoàn và các công ty thành viên) đã tổ chức thành công họp ĐHĐCĐ dưới hình thức trực tuyến. Việc FPT tổ chức họp ĐHĐCĐ dưới hình thức này không đơn thuần xuất phát từ việc đây là một tập đoàn về Công nghệ mà trên thực tế, trong các văn bản pháp lý về Quản trị Công ty của tập đoàn này (Điều lệ và Quy chế Quản trị Công ty), đã có điều khoản quy định về việc có thể triển khai các cuộc họp ĐHĐCĐ dưới dạng trực tuyến. Vậy nên các doanh nghiệp chưa có qui định điều khoản này trong các văn bản về Quản trị công ty thì cần khẩn trương xin ý kiến Cổ đông phê duyệt việc này. Deloitte Việt Nam có nhiều chuyên gia về Quản trị Công ty có thể hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề này. 

Do hình thức họp trực tuyến được cho là khá mới mẻ đối với nhiều DN tại Việt Nam, DN cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau để đảm bảo cuộc họp được diễn ra trôi chảy và hiệu quả.

Thách thức đầu tiên lớn nhất trong các buổi họp trực tuyến là đảm bảo tính hiệu quả trong việc trả lời của chủ tọa khi có thảo luận và tranh luận. Các câu hỏi của cổ đông sẽ được gửi dưới dạng câu hỏi điện tử với khối lượng lớn cùng với chức năng ''ẩn danh'' sẽ gây khó cho Chủ tọa trong việc quyết định chọn câu nào sẽ trả lời. Do vậy có thể không thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông với các câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi hóc búa, "nhạy cảm".

Thứ hai là việc khó dự đoán được kết quả cuộc họp. Họp trực tuyến đồng nghĩa với việc có nhiều cổ đông tham gia họp hơn. Trong một phạm vi nhất định, số lượng bỏ phiếu có thể bị thay đổi theo thời gian thực, cổ đông không thực hiện việc ủy quyền biểu quyết, do vậy việc dự đoán kết quả sẽ khó hơn.

Bên cạnh đó, các vấn đề về công nghệ thông tin như lỗi kỹ thuật, tốc độ đường truyền… có thể sẽ xảy ra gây đình trệ hoặc thậm chí tê liệt hoàn toàn một cuộc họp trực tuyến. Ngoài ra, DN cũng cần xem xét sẽ phải làm gì nếu các cổ đông phản đối việc tổ chức việc tổ chức họp dưới dạng trực tuyến vì trên thực tế đã từng xảy ra trường hợp này.

- Hiện nay, DN cung cấp nền tảng để thực hiện ĐHĐCĐ trực tuyến rất ít, thậm chí gần như chưa có ở Việt Nam. Với tình hình này, theo bà, liệu rằng sẽ có nhiều DN bị phạt vì trễ hẹn ĐHĐCĐ hay không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên cần được tổ chức trong vòng 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, và không muộn hơn trong vòng 06 tháng nếu cần phải gia hạn. 

Tức là các DN bắt buộc phải hoàn thành tổ chức họp ĐHĐCĐ trước/vào ngày 30/6. Với tình hình hiện nay, tôi cho rằng các DN tại Việt Nam nhanh nhất phải sang tháng 5 hoặc đầu tháng 6 mới có thể triển khai cuộc họp ĐHĐCĐ. 

Với cơ sở pháp lý được chuẩn bị đầy đủ tôi cho rằng DN nên xem xét hình thức họp trực tuyến như một giải pháp hữu hiệu cho kỳ họp ĐHĐCĐ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm nay. Theo tôi, vấn đề nền tảng công nghệ không phải là yếu tố cản trở. Chúng tôi cũng như tin tưởng rằng Đại dịch sẽ sớm bị đẩy lùi và sớm chấm dứt để các doanh nghiệp có thể tổ chức họp ĐHĐCĐ bình thường. 

Theo Tổ Quốc
Cùng chuyên mục
'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

21/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

20/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

19/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

17/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

03/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

03/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

02/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

30/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

29/01/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

29/01/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.

Tin khác
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025