Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh: 'Uy lực của lãnh đạo không đến từ vị trí mà từ sự chia sẻ trong quá trình ra quyết định’
Hoàng Lan -
23/05/2019 09:14 (GMT+7)
(VNF) - Đó là chia sẻ của bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam – người phụ nữ duy nhất trong số 152 lãnh đạo quốc gia của tập đoàn Deloitte trên toàn cầu - về tầm nhìn lãnh đạo và các giá trị bình đẳng – chìa khoá phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh.
Không chỉ giữ cương vị Chủ tịch Deloitte, một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam, bà Hà Thu Thanh còn là người triển khai nhiều chương trình tư vấn, đào tạo nhằm trợ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế ngày càng hội nhập. Trong đó, Chủ tịch Deloitte đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản trị công ty và tăng cường quyền năng cho phụ nữ tại doanh nghiệp.
Người truyền cảm hứng
Khi được đề nghị mô tả về phong cách lãnh đạo của mình bằng 3 từ, Chủ tịch Deloitte Việt Nam nói :“Truyền cảm hứng, trung thành với các giá trị và chia sẻ”.
Bà Hà Thu Thanh cho rằng lãnh đạo thành công trước tiên phải là người có mục tiêu và có lý tưởng, nhưng quan trọng hơn phải truyền tải để tất cả những nhân viên trong công ty đều hiểu mục tiêu và lý tưởng của tổ chức.
Để minh hoạ cho người lãnh đạo truyền cảm hứng, bà Hà Thu Thanh kể câu chuyện của trường Havard Bussiness School: “Năm 1961, Tổng thống Mỹ John Kenedy đến thăm trung tâm vũ trụ Nasa. Khi gặp một nhân viên dọn dẹp vệ sinh, Tổng thống hỏi 'Bạn làm gì ở đây?' Nhân viên vệ sinh trả lời rằng: 'Thưa Tổng thống, tôi ở đây để cùng với nhóm của tôi đưa con người lên vũ trụ'”.
“Như vậy, mục tiêu cao cả của Nasa đã được truyền đến cả những nhân viên dọn dẹp. Mục tiêu đó đã được truyền thông rất tốt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên”, bà Hà Thu Thanh rút ra từ câu chuyện.
“Khi hiểu được mục tiêu của tổ chức người ta sẽ có cam kết. Khi người ta cam kết thì sẽ xuất hiện một thứ được gọi là niềm tin cam kết. Từ đó, họ sẽ đồng thuận với ban lãnh đạo. Hơn cả chuyện tiền bạc, nhân viên hiểu rằng mình đang đóng góp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có một giá trị đóng góp cho cộng đồng, xã hội”, bà Hà Thu Thanh nói.
Uy lực của lãnh đạo không đến từ vị trí mà từ sự chia sẻ trong quá trình ra quyết định
Theo bà Hà Thu Thanh, trong bối cảnh hiện nay lãnh đạo buộc phải có chiến lược táo bạo và sẵn sàng thay đổi: “Một người lãnh đạo thành công phải chấp nhận thay đổi để sẵn sàng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
“Chiến lược táo bạo đòi hỏi nhà lãnh đạo quyết tâm, kiên trì, dám thay đổi và dẫn dắt sự thay đổi đó”, Chủ tịch Deloitte phân tích. Trong đó, bà đặc biệt nhấn mạnh cụm từ “dẫn dắt sự thay đổi”.
“Bây giờ nhân viên họ thông minh hơn. Họ không chỉ nhìn quyết định mà lãnh đạo đưa ra để tuân theo mà họ còn theo dõi quá trình ra quyết định đó. Chính quá trình ra quyết định tạo ra ảnh hưởng, uy tín của nhà lãnh đạo”, bà Hà Thu Thanh nói và khẳng định : “Uy lực của lãnh đạo trong thời đại mới không đến từ vị trí mà đến từ sự chia sẻ quá trình ra quyết định. Vị trí chỉ là điều kiện cần”.
Bà Hà Thu Thanh khẳng định nhân viên chính là những người tạo uy tín cho lãnh đạo.
Bà đặt câu hỏi với các nhà quản lý có mặt tại toạ đàm “Tầm nhìn lãnh đạo”: “Chúng ta bao nhiêu người đo uy tín của mình từ dưới nhân viên lên? Mà đa phần uy tín của lãnh đạo hiện nay đo từ phía ngoài bằng doanh thu, bằng thị phần, bằng nhiêu thứ”.
Bà Thanh nhấn mạnh lãnh đạo giỏi là người xây dựng được một đội ngũ mạnh, gắn kết. Mà muốn như vậy thì lãnh đạo phải dẫn dắt, phải đào tạo và trao cơ hội cho nhân viên.
“Từ đó tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty, tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp”, bà Hà Thu Thanh nói.
Bà Hà Thu Thanh cũng nhắn nhủ các lãnh đạo doanh nghiệp đừng ngại chia sẻ với nhân viên cả điểm mạnh và điểm yếu của mình.
“Trước nhân viên là ta cứ phải gầm lên ta chỉ có điểm mạnh. Nhưng kỳ thực, khi ta biết điểm yếu của mình và chia sẻ với đội nhóm của mình là ta đang trao quyền cho đội ngũ xung quanh, cho phép họ được thử sức, được sai thì dừng để làm đúng hơn”, Chủ tịch Deloitte Việt Nam nói.
Theo bà Thanh, lãnh đạo càng cởi mở thì tính sáng tạo của đội nhóm càng cao và hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Giá trị bình đẳng – chìa khoá phát triển bền vững của doanh nghiệp
Tháng 3 vừa qua, bà Hà Thu Thanh được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 20 nữ doanh nhân ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Trong phần giới thiệu về nữ tướng Deloitte, Forbes Việt Nam viết: "Bà tham gia tích cực vào các hoạt động đẩy mạn tính bình đẳng và đa dạng hoá về giới trong kinh doanh. Bà cổ vũ mạnh mẽ sự tự tin của người phụ nữ vào khả năng làm chủ công việc và tự mình bước qua định kiến xã hội về vai trò phụ nữ”.
Theo Chủ tịch Deloitte Việt Nam, bình đẳng thể hiện tầm nhìn của người lãnh đạo.
Trong 5 yếu tố về phát triển bền vững thì yếu tố con người là trọng tâm.
Trong đó, bà Hà Thu Thanh nhấn mạnh đến tính đa dạng của môi trường làm việc, các giá trị bình đẳng ở nơi làm việc như cơ hội phát triển, cơ hội cống hiến không chỉ cho nam và nữ mà cả các giới tính khác (LGBT). Khi họ ham học hỏi và khả năng cống hiến thì họ phải được trao cơ hội.
Với riêng phụ nữ, bà Hà Thu Thanh cho rằng ngoài chế độ làm việc linh hoạt trong thời gian thai sản, các doanh nghiệp nên đánh giá lao động nữ dựa trên “năng lực chứ không phải trên năng suất của giai đoạn bầu bí” bởi “đánh giá con người là cả một quá trình”.
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là
“thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.
(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, các tập đoàn lớn trên thế giới đang bắt tay tạo ra những 'game' mới và điều ngại là liệu các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để ứng xử với những 'gã khổng lồ', các tập đoàn đa quốc gia hay không chứ chưa nói đến câu chuyện vốn hay công nghệ.
(VNF) - Ông Andy Khoo - CEO Terne Holdings cho rằng: “Trung tâm Tài chính quốc tế Đà Nẵng không chỉ là một dự án phát triển, mà còn là một tuyên ngôn táo bạo về khát vọng của Việt Nam trong việc dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu”
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".