'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'
(VNF) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, doanh nghiệp muốn được thật sự tự do kinh doanh theo đúng tinh thần của Hiến pháp, muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý để chớp lấy cơ hội, tự tin chiến đấu và chiến thắng trên thương trường.
- Tổng bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn” là “thể chế”. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Luật sư Trương Thanh Đức: Tôi cho rằng mỗi vấn đề đều có ưu và nhược điểm của riêng nó. Đôi khi thể chế chưa hoàn thiện và còn điểm nghẽn cũng là động lực cho sự phát triển trong giai đoạn tới.
Thực tế cho thấy thể chế tốt không phải là chỉ phát huy được lợi thế sẵn có, mà còn phải tạo ra lợi thế mới to lớn hơn. Đáng tiếc là nhiều lợi thế của chúng ta đã bị hạn chế bởi thể chế.
Tôi nghiệm ra rằng, hầu hết các thất bại kinh tế của chúng ta trong mấy chục năm qua là do chính sách sai. Và ngược lại, mọi thành công có được đều nhờ vào sự sửa sai để đúng với nguyên lý thị trường.
Quay trở lại với điểm nghẽn thế chế, đây là vấn đề đã được nói nhiều lần, nhiều năm nhưng vẫn nghẽn. Điểm nghẽn này đã phần nào cản trở sự phát triển của đất nước nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.

Báo cáo PCI 2023 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có thể dự đoán được sự thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương có xu hướng giảm dần. Năm 2013, tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán được khoảng 14,29%, nhưng vài năm gần đây, tỷ lệ này chưa đến 5%. Bên cạnh đó, chỉ hơn 6% doanh nghiệp dự đoán được việc thực hiện các quy định pháp luật trung ương tại các địa phương.
Có 61% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép kinh doanh có điều kiện, 61% doanh nghiệp trả chi phí không chính thức còn cao trong hoạt động cấp phép kinh doanh có điều kiện, 22% doanh nghiệp trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do phiền hà trong việc tiếp cận cấp giấy phép kinh doanh.
Hay ví dụ về câu chuyện giá nhà đất tăng chóng mặt mấy năm nay là đúng quy luật thị trường, tuy nhiên tiếp cận từ góc độ pháp lý, tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thể chế, tức là các chính sách, quy định của pháp luật gây ra.
Theo VCCI và Bộ Xây dựng, đến giữa năm 2023, cả nước có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc, chủ yếu là vướng mắc pháp lý. Nguồn cung bất động sản bị chặn đứng, phản ứng tất yếu của thị trường là phải tăng giá.
Điểm nghẽn thể chế nhà đất đã và đang tạo ra nguy cơ, thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế kinh tế cũng như cuộc sống của người dân. Với thị trường nhà đất, yếu tố pháp lý là đặc biệt quan trọng, nên phải gỡ từ luật lệ, chứ không thể tự chữa lành hay tìm ra lối đi khác.
Do đó, tôi cho rằng hiện nay, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế đúng là ưu tiên hàng đầu, vì tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế sẽ là chìa khóa quyết định việc tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng và nhân lực.
- Nói thêm về câu chuyện giá nhà đất, không ít quan điểm đổ lỗi cho (mặt trái) của kinh tế thị trường hay giới đầu cơ… ông nghĩ sao?
Luật sư Trương Thanh Đức: Đánh giá như vậy quá đơn giản. Nguyên nhân của thị trường bất động sản hiện nay chủ yếu do thể chế, do chính sách và quy định của pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng phải mất mấy năm mới có một dự án.
Vì thế, giá bất động sản tăng như thời gian qua là còn thấp. Giá tăng chóng mặt là đúng quy luật thị trường. Muốn tháo gỡ những bất cập của thị trường bất động sản, ta phải tháo gỡ từ nguồn cung, tức tăng cung chứ không phải xử lý phần đấu giá đất. Đất đai để phát triển, xây nhà của nước ta hiện vẫn còn mênh mông chứ không chật chội như Singapore. Bộ Xây dựng công bố, cả nước có khoảng 1200 dự án bất động sản nhà ở thương mại bị vướng mắc về vấn đề pháp lý.
Như vậy, nguồn cung bất động sản bị chặn đứng. Với thị trường nhà đất, pháp lý là quan trọng nhất và nó phụ thuộc vào thể chế, cần nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn này.

Chúng ta nhiều năm nay cứ quy định, muốn làm dự án nhà ở thì trong diện tích đó phải có 1 mét vuông đất ở. Đó là cái sai cơ bản. Chẳng hạn, dự án Ecopark hay Ocean Park là đất giữa cánh đồng nên lấy đâu ra đất ở. Hay có những dự án giữa trung tâm quận 1, quận 3 ở TP. HCM đã được đưa vào sử dụng chục năm nay rồi mà vẫn vướng mắc pháp lý. Như vậy, người dân khổ, doanh nghiệp khổ.
Khi giá nhà quá cao, như quy luật tất yếu của thị trường, vai trò của nhà nước là can thiệp, điều phối để hạ giá nhưng không phải theo cách thanh tra, kiểm tra. Làm như vậy chỉ càng làm giá nhà đất tăng lên; càng gây khó dễ, không cấp phép cho các dự án, các dự án không xây dựng được, doanh nghiệp và dân không mua bán được, giá bất động sản sẽ càng đắt hơn.
Điểm nghẽn thể chế nhà đất đã và đang gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế mà tôi e rằng, sắp tới còn lớn hơn nữa. Đó là chi phí, giá thành, công ăn việc làm, cuộc sống người dân, doanh nghiệp bị ách tắc. Nhấn mạnh lại, với thị trường nhà đất, chúng ta phải gỡ khó từ luật pháp chứ không thể áp dụng phương cách điều tra. Thị trường không tự chữa lành được. Tôi cho là cần nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn này.
- Từ góc nhìn của mình, ông cho rằng doanh nghiệp đang cần tháo gỡ những điểm gì?
Luật sư Trương Thanh Đức: Tôi vẫn tin rằng, doanh nghiệp không cần tiền, không cần hỗ trợ mà cần thể chế - chính sách tốt, cần được đối xử công bằng trong kinh doanh. Doanh nghiệp muốn được thật sự tự do kinh doanh theo đúng tinh thần của Hiến pháp, muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý để chớp lấy cơ hội, tự tin chiến đấu và chiến thắng trên thương trường.
Nhưng nếu chúng ta cứ cò kè bớt một thêm hai điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp vẫn sẽ vẫn cứ luẩn quẩn trong “mê hồn trận” của pháp luật, sẽ không thành công khi bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Vậy làm thế nào để môi trường kinh doanh Việt Nam thông thoáng và khuyến khích được tinh thần tự do kinh doanh của doanh nghiệp?
Luật sư Trương Thanh Đức: Cái cần thay đổi đầu tiên là nguyên tắc áp dụng pháp luật. Khi pháp luật xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo đối với một việc, người dân phải được toàn quyền lựa chọn áp dụng theo quy định nào có lợi nhất cho họ.
Nếu có hậu quả pháp lý nào đó không tốt là trách nhiệm của các cơ quan ban hành chứ không phải là trách nhiệm của người dân. Trước nay, quan điểm của chúng ta là rất coi trọng, đề cao công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính. Sức ép của hội nhập, của cải cách buộc chúng ta sẽ phải tiếp tục gặp những khó khăn, vất vả, chứ không dừng lại được.
Thay vì trước kia chúng ta có thể làm những động tác đơn giản là rà soát thì bây giờ đến giai đoạn đòi hỏi chất lượng cao hơn. Đấy là một câu chuyện rất thách thức nhưng tôi nghĩ với cách thức, quan điểm triển khai hiện nay, chắc chắn chúng ta sẽ nhanh chóng đi đến được những giải pháp tốt nhất để có được những quy định, những thủ tục hành chính đột phá.
Một thay đổi tưởng là nhỏ nhưng sẽ tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế - xã hội, từ tâm lý hứng khởi của các nhà đầu tư cho đến vận hành trên thị trường có ý nghĩa thúc đẩy rất lớn.
- Xin cảm ơn ông!
Kinh tế tư nhân khó chưa từng có: 'Đẩy mạnh cải cách thể chế'
- Gỡ điểm nghẽn thể chế: 'Bắt đầu từ việc cụ thể, vướng mắc hiện hữu' 25/11/2024 09:30
- Doanh nghiệp mong đợi cơ chế mới: Áp lực cải cách ngày càng lớn 24/11/2024 01:00
- Cải cách thể chế: Nhận diện bốn điểm nghẽn lớn 23/11/2024 03:30
Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'
(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.
Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'
(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
‘Đế chế’ cảng biển của Trung Quốc: Vẽ lại bản đồ 'quyền lực' hàng hải toàn cầu
(VNF) - Mua lại quyền vận hành và cổ phần của gần 130 cảng biển trên khắp thế giới, sức mạnh cảng biển của Trung Quốc đang ở vị thế "không thể so sánh".