Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên báo lỗ do ảnh hưởng từ bão Yagi

Xuân Thạch - 22/10/2024 10:08 (GMT+7)

(VNF) - Tổng công ty Bảo hiểm Hàng Không (UPCoM: AIC) đã công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với khoản lỗ sau thuế hơn 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.

Luỹ kế 9 tháng năm 2024, AIC lỗ luỹ kế sau thuế hơn 20 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 lãi trên 13 tỷ đồng. Trong đó, riêng quý III doanh nghiệp bảo hiểm này lỗ sau thuế hơn 39 tỷ đồng, giảm đến hơn 45%.

Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán giải trình về việc chênh lệch kết quả kinh doanh quý III/2024 so với cùng kỳ, lãnh đạo AIC cho biết nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ trong quý III là do ảnh hưởng từ bão Yagi, tổng chi phí bồi thường tăng mạnh, tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tổng công ty bảo hiểm Hàng Không là một trong các doanh nghiệp bảo hiểm chịu tổn thất nặng nề từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới sau bão số 3 (Ảnh minh hoạ)

Cũng theo báo cáo tài chính, doanh thu thuần từ hoạt động bảo hiểm trong quý III tăng nhẹ, đạt trên 497 tỷ đồng, cao hơn gần 13% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng tăng, đạt trên 493 tỷ đồng, cao hơn so với cùng kỳ 11%.

Tính luỹ kế trong 9 tháng năm 2024, doanh thu từ hoạt động bảo hiểm tăng thêm hơn 200 tỷ đồng, đạt mức 1.556 tỷ, nhưng ngược lại chi phí hoạt động cũng tương tự khi tăng thêm trên 200 tỷ đồng.

Báo cáo cho thấy, tổng chi bồi thường trong quý vừa qua của AIC là hơn 210 tỷ đồng, tăng gần 44% so với cùng kỳ. Lý do là trong quý III, bởi ảnh hưởng từ những thiệt hại từ cơn bão số 3, AIC đã tăng dự phòng bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm, đồng thời tăng dự phòng nhượng tái bảo hiểm.

Tính đến ngày 30/09/2024, tổng tài sản của AIC đạt hơn 4.658 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ 2023. Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng thêm hơn 670 tỷ đồng, đạt 3.582 tỷ đồng. Đáng chú ý, dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp cũng tăng thêm, đạt 2.552 tỷ đồng, cao hơn 32% so với cùng kỳ.

Cũng theo báo cáo tài chính, tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn của AIC chiếm phần lớn trong các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp khi đạt 2.510 tỷ đồng, trong tổng số 2.516 tỷ đồng đầu tư.

Theo số liệu của VietnamFinance, chỉ trong vòng hơn 3 tuần kể từ khi siêu bão Yagi đi qua, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không đã tiếp nhận tổng số 822 xe cơ giới thông báo tổn thất, trong đó, 750 xe đã được đơn vị thực hiện các thủ tục bảo lãnh hoặc chi trả bồi thường, 72 xe còn lại là các xe có tổn thất lớn, đang được sửa chữa tại các xưởng. Tổng số tiền tạm ứng và bảo lãnh mà doanh nghiệp đã thực hiện là hơn 11 tỷ đồng.

Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm gốc của AIC đạt hơn 2.000 tỷ đồng, đáng lưu ý trong đó doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 13% và tiếp tục đứng đầu thị phần bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm.

AIC là một trong các DN bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam được DBI đầu tư, ngoài BSH và PTI

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không là một trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có nguồn vốn mạnh mẽ từ nhà đầu tư ngoại đó chính là DBI thuộc Tập đoàn DB, doanh nghiệp top 2 thị trường và số 1 về bảo hiểm xe cơ giới tại Hàn Quốc. Được biết, DBI đang sở hữu 75% vốn điều lệ của AIC.

DN bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu báo lãi hơn 560 tỷ đồng

DN bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu báo lãi hơn 560 tỷ đồng

Tài chính tiêu dùng
(VNF) - Báo cáo tại Hội nghị sơ kết Quý III năm 2024, bảo hiểm PVI cho biết trong 9 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 561,3 tỷ đồng, tăng trưởng 5,1% so với cùng kỳ năm trước
Cùng chuyên mục
Giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng nóng, có lên 91 triệu đồng/lượng?

Giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng nóng, có lên 91 triệu đồng/lượng?

(VNF) - Giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 1 triệu đồng/lượng trong phiên 22/10. Trong khi đó, giá vàng nhẫn vẫn tiếp tục neo ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Doanh nghiệp nào muốn đầu tư khu bến cảng Phù Mỹ ở Bình Định?

Doanh nghiệp nào muốn đầu tư khu bến cảng Phù Mỹ ở Bình Định?

(VNF) - Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ vừa có 2 bản liên tiếp gửi UBND tỉnh Bình Định liên quan đến dự án bến cảng Phù Mỹ.

Trung Quốc mua cau giá rẻ làm kẹo, đưa ngược sang chợ Việt Nam bán 3,3 triệu/kg

Trung Quốc mua cau giá rẻ làm kẹo, đưa ngược sang chợ Việt Nam bán 3,3 triệu/kg

(VNF) - Trung Quốc mua cau của Việt Nam với giá rẻ để đem về sản xuất kẹo cau. Sau đó, mặt hàng này lại được các đầu mối nhập về bày bán tại chợ Việt với giá rất “đắt đỏ” là 3,3 triệu/kg.

Sau thanh tra thuế, chủ chuỗi Tokyo Life bị truy thu 7,1 tỷ đồng

Sau thanh tra thuế, chủ chuỗi Tokyo Life bị truy thu 7,1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Intellife (chủ chuỗi cửa hàng Tokyo Life) bị truy thu sau thanh tra 7,1 tỷ đồng.

Đánh rơi thị phần, lãi quý III của VNDIRECT vơi bớt 20%

Đánh rơi thị phần, lãi quý III của VNDIRECT vơi bớt 20%

(VNF) - Quý III/2024, VNDIRECT đã bị "đá" khỏi top 5 thị phần môi giới khi chỉ còn nắm 5,7% - mức thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây

Trục lợi bảo hiểm: Khi doanh nghiệp bảo hiểm trong vai nạn nhân

Trục lợi bảo hiểm: Khi doanh nghiệp bảo hiểm trong vai nạn nhân

(VNF) - Rất nhiều trường hợp người tham gia bảo hiểm khiếu nại việc các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm đưa ra lý do lắt léo, “cố tình” làm khó người mua trong việc chi trả bồi thường. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc trục lợi bảo hiểm đang diễn ra khá phổ biến và DN bảo hiểm cũng chính là nạn nhân.

Cấp tập tính cách mở rộng cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận vì quá tải

Cấp tập tính cách mở rộng cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận vì quá tải

(VNF) - UBND TP. HCM vừa có văn bản khẩn số 6367/UBND - DA gửi Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) về dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận.

Sóng gió dồn dập ập tới Lộc Trời: Cổ phiếu lao dốc, bị hạn chế giao dịch

Sóng gió dồn dập ập tới Lộc Trời: Cổ phiếu lao dốc, bị hạn chế giao dịch

(VNF) - Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định đưa cổ phiếu của Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vào diện hạn chế giao dịch.

Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp

Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp

(VNF) - Khoảng trống pháp lý cho tín dụng xanh gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án bền vững. Trong khi đó, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi không có cơ sở pháp lý rõ ràng để phân loại và cấp vốn cho các dự án chuyển đổi xanh.